Địa chỉ: Khu 2, ấp 4, Xã Tóc Tiên, Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hotline: 0907 249 746

CHƯƠNG BẢY PHÁP (PHẨM 04-06)

CHƯƠNG VII - BẢY PHÁP

 

IV. Phẩm Chư Thiên

 

(I) (31) Không Phóng Dật

 

1. Bấy giờ có một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Ðứng một bên, Thiên nhân ấy bạch Thế Tôn:

 

- Có bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc. Thế nào là bảy? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp; tôn kính chúng Tăng; tôn kính học tập; tôn kính định; tôn kính không phóng dật; tôn kính nghinh đón. Bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc.

 

Thiên nhân ấy nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi Thiên nhân ấy với ý nghĩ: "Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận ta", thân phía hữu hướng về Ngài rồi biến mất tại chỗ.

 

2. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã qua, liền bảo các vị Tỷ-kheo:

 

- Ðêm nay, này các Tỷ-kheo, một Thiên nhân sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy thưa với Ta: "Có bảy pháp, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc. Thế nào là bảy? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp; tôn kính Tăng, tôn kính học pháp; tôn kính định; tôn kính không phóng dật, tôn kính nghinh đón. Bảy pháp này bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc". Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy, sau khi nói xong, đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.

 

    Kính trọng bậc Ðạo Sư,

    Kính trọng Pháp và Tăng,

    Kính trọng định, nhiệt tâm,

    Chí thành kính học tập,

    Kính trọng không phóng dật,

    Chí thành kính nghinh đón,

    Không thể bị đọa lạc,

    Tỷ-kheo gần Niết-bàn.

 

(II) (32) Xấu Hổ

 

1. - Ðêm này, này các Tỷ-kheo, một Thiên nhân, sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên, Thiên nhân ấy thưa với Ta: "Có bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc. Thế nào là bảy? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp; tôn kính Tăng, tôn kính học pháp; tôn kính định; tôn kính xấu hổ, tôn kính sợ hãi. Bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến thối đọa". Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy, nói như vậy xong, đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

 

    Kính trọng bậc Ðạo Sư,

    Kính trọng Pháp và Tăng,

    Kính trọng định, nhiệt tâm,

    Chí thành kính học pháp,

    Ðầy đủ tàm và quý,

    Tùy thuận và tôn kính,

    Không thể bị đọa lạc,

    Vị ấy gần Niết-bàn.

 

(III) (33) Dễ Nói (1)

 

    ... (Giống như kinh 32, chỉ khác là thay thế hai pháp cuối cùng tàm và quý bằng thiện ngôn (dễ nói) và thiện bằng hữu)...

 

(IV) (34) Dễ Nói (2)

 

1. - Ðêm nay, này các Tỷ-kheo, một Thiên nhân sau khi đêm ấy đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Jetavana đi đến Ta; sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Ðứng một bên, vị ấy thưa với Ta: "Bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc. Thế nào là bảy? Tôn kính bậc Ðạo Sư, tôn kính Pháp; tôn kính Tăng, tôn kính học pháp; tôn kính định; tôn kính thiện ngôn, tôn kính thiện bằng hữu. Bảy pháp này, bạch Thế Tôn, không đưa Tỷ-kheo đến đọa lạc". Này các Tỷ-kheo, Thiên nhân ấy nói như vậy, sau khi nói xong, đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.

 

2. Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

 

3. - Lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, bạch Thế Tôn, con hiểu một cách rộng rãi như sau: Ở đây, bạch Thế Tôn, Tỷ-kheo tự mình tôn kính bậc Ðạo Sư, tán thán sự tôn kính bậc Ðạo Sư. Ðối với những Tỷ-kheo khác không tôn kính bậc Ðạo Sư, vị ấy khích lệ họ tôn kính bậc Ðạo Sư. Ðối với những Tỷ-kheo khác tôn kính bậc Ðạo Sư, vị ấy tán thán một cách chơn thật, chơn chánh, đúng thời. Tự mình tôn kính Pháp... tự mình tôn kính chúng Tăng... tự mình tôn kính học pháp... tự mình tôn kính thiện ngôn... tự mình tôn kính thiện bằng hữu, tán thán sự tôn kính thiện bằng hữu. Ðối với những Tỷ-kheo khác không tôn kính thiện bằng hữu, vị ấy khích lệ họ tôn kính thiện bằng hữu. Ðối với những Tỷ-kheo khác Tôn kính thiện bằng hữu, vị ấy tán thán một cách chơn thật, chơn chánh, đúng thời. Lời nói vắn tắt này các Thế Tôn, bạch Thế Tôn, con hiểu một cách rộng rãi như vậy.

 

4. - Lành thay, lành thay, này Sàriputta! Này Sàriputta, lời nói vắn tắt này của Ta, đã được Thầy hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy. Ở đây, này Sàriputta, Tỷ-kheo tự mình tôn kính bậc Ðạo Sư... (như trên, với những thay đổi cần thiết)... một cách chơn thực, chơn chánh, đúng thời. Lời nói vắn tắt này của Ta, này Sàriputta, cần phải hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

 

(V) (35) Bạn Hữu(1)

 

1. - Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải thân cận như một người bạn. Thế nào là bảy?

 

2. Cho những gì khó cho, làm những gì khó làm, nhẫn những gì khó nhẫn, nói lên những gì bí mật của mình, che giấu bí mật của người khác, không từ bỏ khi gặp bất hạnh, không có khinh rẻ khi tài sản khánh tận.

 

Thành tựu bảy chi phần này, này các Tỷ-kheo, một Tỷ-kheo cần phải thân cận như một người bạn.

 

    Bạn cho điều khó cho,

    Làm những điều khó làm,

    Kham nhẫn những lời nói,

    Thật khó lòng kham nhẫn,

    Nói lên bí mật mình,

    Che giấu bí mật người,

    Bất hạnh, không từ bỏ,

    Khánh tận, không chê khinh,

    Trong những trường hợp trên,

    Tìm được người như vậy,

    Với ai cần bạn hữu,

    Hãy gần bạn như vậy.

 

(VI) (36) Bạn Hữu (2)

 

1. - Thành tựu bảy chi phần, này các Tỷ-kheo, là người bạn cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu cận, dầu có bị xua đuổi. Thế nào là bảy?

 

2. Khả ái, khả ý; tôn trọng; đáng được bắt chước; nhà thuyết giả; kham nhẫn lời nói; nói lời sâu kín; không có hối thúc những điều không hợp lý.

 

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo là người bạn, cần phải thân cận, cần phải giao thiệp, cần phải hầu hạ, dầu có bị xua đuổi.

 

    Khả ái và đáng kính,

    Ðáng bắt chước, thuyết giả,

    Kham nhẫn các lời nói,

    Nói những lời thâm sâu,

    Không hối thúc ép buộc,

    Những điều không hợp lý,

    Ai có những pháp này,

    Ở đời, người như vậy,

    Người ấy là bạn hữu,

    Với ai cần bạn hữu,

    Người mong muốn lợi ích,

    Với lòng từ ai mẫn.

    Dầu có bị đuổi xua,

    Hãy thân cận bạn ấy.

 

(VII) (37) Vô Ngại Giải

 

1. - Thành tựu bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú bốn vô ngại giải. Thế nào là bảy?

 

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo khi nào tâm thụ động, như thật rõ biết: "Ðây là tâm ta thụ động"; khi nào tâm muội lược, như thật rõ biết: "Nội tâm ta muội lược"; khi nào tâm tán loạn, hướng ngoại". Như thật rõ biết tâm ta tán loạn hướng ngoại. Vị ấy nhận thức được các thọ khởi lên, nhận thức được các thọ an trú, nhận thức được các thọ đi đến tiêu diệt; nhận thức được các tưởng khởi lên, nhận thức được các tưởng an trú, nhận thức được các tưởng tiêu diệt; nhận thức được các tầm khởi lên, nhận thức được các tầm an trú, nhận thức được các tầm tiêu diệt. Ðối với các pháp thích hợp hay không thích hợp, đối với các pháp hạ liệt hay thù thắng, đối với các pháp dự phần đen hay dự phần trắng, vị ấy khéo nắm giữ tướng, khéo tác ý, khéo thọ trì, khéo thể nhập với trí tuệ.

 

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo không bao lâu, với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú bốn vô ngại giải.

 

3. Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Sàriputta với thắng trí tự mình chứng ngộ, chứng đạt và an trú bốn vô ngại giải. Thế nào là bảy?

 

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sàriputta khi nào tâm thụ động, như thật rõ biết: "Ðây là tâm ta thụ động"; khi nào tâm muội lược, như thật rõ biết: "Nội tâm ta muội lược";... (như trên, số 2,... chứng đạt và an trú bốn vô ngại giải).

 

(VIII) (38) Ðiều Phục

 

1. - Thành tựu bảy pháp, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo điều phục tâm và không để mình bị tâm điều phục. Thế nào là bảy?

 

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo thiện xảo về định, thiện xảo nhập định, thiện xảo an trú định, thiện xảo xuất khỏi định, thiện xảo trong sự thoải mái của định, thiện xảo trong cảnh giới của định, thiện xảo trong dẫn phát đến định.

 

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo điều phục tâm và không để mình bị tâm điều phục.

 

3. Thành tựu bảy pháp, này các Tỷ kheo, Sariputta điều phục tâm và Sariputta không để mình bị tâm điều phục. Thế nào là bảy?

 

4. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Sàriputta thiện xảo về định, thiện xảo nhập định, thiện xảo an trú định, thiện xảo xuất khỏi định, thiện xảo trong sự thoải mái về Thiền định, thiện xảo trong cảnh giới định, thiện xảo trong dẫn phát đến định.

 

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Sàriputta điều phục tâm và Sàriputta không để mình bị tâm điều phục.

 

(IX) (39) Sự Thù Diệu (1)

 

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthì, tại Jetavana, trong khu vườn ông Anathapindika. Bấy giờ Tôn giả Sàriputta vào buổi sáng, đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthì để khất thực. Tôn giả Sàriputta suy nghĩ như sau: "Thật là quá sớm để đi khất thực ở Sàvatthì, vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo". Rồi Tôn giả Sàriputta đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

 

2. Lúc bấy giờ, các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tụ họp và câu chuyện sau đây được khởi lên: "Này chư Hiền, ai sống mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: 'Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán'". Rồi Tôn giả Sàriputta không tùy hủy, không chỉ trích lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy; không tùy hỷ, không chỉ trích, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi với ý nghĩ: "Ta sẽ rõ biết ý nghĩa này từ Thế Tôn".

 

3. Rồi Tôn giả Sàriputta, sau khi khất thực ở Sàvatthì xong, sau buổi ăn, trên con đường đi khất thực trở về, đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

 

- Ở đây, bạch Thế Tôn, vào buổi sáng, con đắp y, cầm y bát, đi vào Sàvatthì để khất thực. Rồi bạch Thế Tôn, con suy nghĩ như sau: "Thật là quá sớm để đi khất thực ở Sàvatthì, vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo". Rồi bạch Thế Tôn, con đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo; sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm; sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi, con ngồi xuống một bên. Lúc bấy giờ, bạch Thế Tôn, các du sĩ ngoại đạo ấy đang ngồi tụ họp và câu chuyện sau đây được khởi lên: "Này chư Hiền, ai sống mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: 'Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán'". Rồi bạch Thế Tôn, con không tùy hỷ, không chỉ trích lời nói của các du sĩ ngoại đạo ấy; không tùy hỷ, không chỉ trích, con từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi với ý nghĩ: "Ta sẽ rõ biết ý nghĩa này từ Thế Tôn". Bạch Thế Tôn, trong Pháp và Luật này, có thể nêu rõ một Tỷ-kheo đáng được tán thán, hoàn toàn do đếm số năm chăng?

 

- Này Sàriputta, trong Pháp, và Luật này, không có thể nêu rõ một Tỷ-kheo đáng được tán thán, hoàn toàn do đếm số năm. Bảy sự thù diệu này, này Sàriputta, sau khi với thắng trí, Ta tự chứng ngộ, chứng đạt, an trú, và tuyên thuyết. Thế nào là bảy?

 

4. Ở đây, này Sàriputta, Tỷ-kheo tha thiết hành trì học pháp và trong tương lai khát vọng hành trì học pháp; tha thiết quán pháp và trong tương lai khát vọng quán pháp; tha thiết nhiếp phục lòng dục; và trong tương lai khát vọng nhiếp phục lòng dục, tha thiết Thiền tịnh, trong tương lai khát vọng Thiền tịnh; tha thiết tinh cần tinh tấn và trong tương lai khát vọng tinh cần tinh tấn; tha thiết niệm tuệ và trong tương lai khát vọng niệm tuệ; tha thiết thể nhập tri kiến và trong tương lai khát vọng thể nhập tri kiến.

 

Này Sàriputta, bảy thù diệu sự này được Ta tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt, an trú và tuyên thuyết.

 

5. Thành tựu bảy thù diệu sự này, này Sàriputta, Tỷ-kheo, nếu trong mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!". Nếu trong hai mười bốn năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!" Nếu trong ba mươi sáu năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!". Nếu trong bốn mươi tám năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!"

 

(X) (40) Sự Thù Diệu (2)

 

1. Như vầy tôi nghe:

 

Một thời Thế Tôn trú ở Kosambì, tại khu vườn Ghosita. Rồi Tôn giả Ananda vào buổi sáng đắp y, cầm y bát, đi vào Kosambì để khất thực. Tôn giả Ananda suy nghĩ: "Thật là quá sớm để đi khất thực ở Kosambì, vậy ta hãy đi đến khu vườn của các du sĩ ngoại đạo". Rồi Tôn giả Ananda đi đến khi vườn của các du sĩ ngoại đạo, sau khi đến, nói lên với các du sĩ ngoại đạo ấy những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu, liền ngồi xuống một bên.

 

2-3. ... (Giống như 2-3 của kinh trên, chỉ khác Tôn giả Ananda thế cho Tôn giả Sàriputta)... Thế nào là bảy?

 

4. Ở đây, này Ananda, Tỷ-kheo có lòng tin, có lòng xấu hổ, có lòng sợ hãi, có nghe nhiều, có tinh cần tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ.

 

Bảy thù diệu sự này, này Ananda, được Ta tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt, an trú và tuyên thuyết.

 

5. Thành tựu bảy thù diệu sự này, này Ananda, Tỷ-kheo nếu trong mười hai năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói" Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!". Nếu trong hai mười bốn năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!" Nếu trong ba mươi sáu năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!". Nếu trong bốn mươi tám năm hành trì Phạm hạnh viên mãn thanh tịnh, thật là vừa đủ để nói: "Vị Tỷ-kheo đáng được tán thán!".

 

 

 

V. Phẩm Ðại Tế Ðàn

 

(I) (41) Thức Trú

 

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy thức trú này. Thế nào là bảy?

 

2. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân khác, tưởng khác, như loài Người, một số Thiên nhân, một số các loài ở trong đọa xứ. Ðây là thức trú thứ nhất.

 

3. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân khác, tưởng là một, như Phạm chúng thiên được sanh nhờ chứng sơ Thiền. Ðây là thức trú thứ hai.

 

4. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân là một, tưởng khác, như chư Thiên Quang âm. Ðây là thức trú thứ ba.

 

5. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, thân là một, tưởng là một, như chư Thiên Biến Tịnh. Ðây là thức trú thứ tư.

 

6. Có các loài hữu tính, này các Tỷ-kheo, vượt hoàn toàn các sắc tưởng, chấm dứt các chướng ngại tưởng, không tác ý sai biệt tưởng, đạt đến Không vô biên xứ, biết rằng: "Hư không là vô biên". Ðây là thức trú thứ năm.

 

7. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, vượt hoàn toàn Không vô biên xứ, đạt đến Thức vô biên xứ, biết rằng: "Thức là vô biên". Ðây là thức trú thứ sáu.

 

8. Có các loài hữu tình, này các Tỷ-kheo, vượt hoàn toàn Thức vô biên xứ, đạt đến Vô sở hữu xứ, biết rằng: "Không có vật gì". Ðây là thức trú thứ bảy.

 

Này các Tỷ-kheo, có bảy thức trú này.

 

(II) (42) Tư Lương Cho Ðịnh

 

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy tư lương này của định. Thế nào là bảy?

 

2. Chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm. Nhất tâm, này các Tỷ-kheo, được bảy chi phần này làm tư lương; đây được gọi là Thánh chánh định, này các Tỷ-kheo, với các sở ý, với các tư lương.

 

(III) (43) Lửa (1)

 

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy loại lửa này. Thế nào là bảy?

 

2. Lửa tham, lửa sân, lửa si, lửa những vị đáng cung kính, lửa gia chủ, lửa các vị đáng cúng dường, lửa củi.

 

Này các Tỷ-kheo, có bảy loại lửa này.

 

(IV) (44) Lửa (2)

 

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthì, tại Jetavana, khu vườn của ông Anàthapindika. Lúc bấy giờ, một tế đàn lớn đang được thiết lập cho Bà-la-môn Uggatasarìra, năm trăm con bò đực được dắt đến trụ tế đàn, năm trăm con nghé đực được dắt đến trụ tế đàn, năm trăm con nghé cái được dắt đến trụ tế đàn, năm trăm con dê được dắt đến trụ tế đàn, và năm trăm con cừu được dắt đến trụ tế đàn. Rồi Bà-la-môn Uggatasarìra đi đến Thế Tôn, sau khi đến, nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm, sau khi nói lên những lời chào đón hỏi thăm thân hữu rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Uggatasarìra thưa với Thế Tôn:

 

- Tôi được nghe như sau, thưa Tôn giả Gotama: "Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn".

 

- Này Bà-la-môn, Ta cũng có nghe: "Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn".

 

Lần thứ hai... Lần thứ ba, Bà-la-môn Uggatasarìra thưa với Thế Tôn:

 

- Tôi được nghe như sau, thưa Tôn giả Gotama: "Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn".

 

- Này Bà-la-môn, Ta cũng có nghe: "Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn".

 

- Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, chúng ta đồng một mục đích, Tôn giả Gotama và chúng tôi; thật vậy, chúng ta hoàn toàn đồng nhau.

 

2. Ðược nghe nói vậy, Tôn giả Ananda nói với Bà-la-môn Uggatasarìra:

 

- Này Bà-la-môn, không nên hỏi Như Lai rằng: "Tôi được nghe như sau, thưa Tôn giả Gotama: "Nhen nhúm ngọn lửa và dựng lên trụ tế đàn có quả lớn, có lợi ích lớn". Này Bà-la-môn, cần hỏi Như Lai như sau: "Bạch Thế Tôn, con muốn nhen nhúm ngọn lửa, con muốn dựng lên trụ tế đàn. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy giáo giới cho con! Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết dạy cho con, để con được hạnh phúc an lạc lâu dài!"

 

3. Rồi Bà-la-môn Uggatasarìra bạch Thế Tôn:

 

- Thưa Tôn giả Gotama, con muốn nhen nhúm ngọn lửa, con muốn dựng trụ tế đàn. Thưa Tôn giả Gotama, Tôn giả Gotama hãy giáo giới cho con; Tôn giả Gotama hãy thuyết dạy cho con, để con được hạnh phúc, an lạc lâu dài.

 

- Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi tế lễ đàn, dựng lên ba cây kiếm bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục. Thế nào là ba?

 

4. Thân kiếm, ngữ kiếm, ý kiếm. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, khởi lên ý nghĩ: "Chừng ấy con bò đực cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con nghé đực cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con nghé cái cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con dê cần phải giết cho lễ tế đàn, chừng ấy con cừu cần phải giết cho lễ tế đàn". Vị ấy nghĩ rằng: "Tôi làm công đức", lại làm bất thiện; nghĩ rằng: "Tôi tìm con đường đưa đến cõi lành", lại tìm con đường đưa đến cõi dữ. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ý kiếm thứ nhất, bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

 

5. Lại nữa, này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, nói như sau: "Hãy giết chừng ấy con bò đực cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con nghé đực cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con nghé cái cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con dê cho lễ tế đàn. Hãy giết chừng ấy con cừu cho lễ tế đàn.". Vị ấy nghĩ rằng: "Tôi làm công đức", lại làm phi công đức; nghĩ rằng: "Tôi làm thiện", lại làm bất thiện; nghĩ rằng: "Tôi tìm con đường đưa đến cõi lành", lại tìm con đường đưa đến cõi dữ. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ngữ kiếm thứ hai, bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

 

6. Lại nữa, này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, tự mình bắt đầu khởi sự công việc: "Hãy giết các con bò đực cho lễ tế đàn"; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: "Hãy giết các con nghé đực cho lễ tế đàn"; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: "Hãy giết các con nghé cái cho lễ tế đàn"; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: "Hãy giết các con dê cho lễ tế đàn"; tự mình bắt đầu khởi sự công việc: "Hãy giết các con cừu cho lễ tế đàn". Vị ấy nghĩ rằng: "Tôi làm công đức", lại làm phi công đức; nghĩ rằng: "Tôi làm thiện", lại làm bất thiện; nghĩ rằng: "Tôi tìm con đường đưa đến cõi lành", lại tìm con đường đưa đến cõi dữ. Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên thân kiếm thứ ba, bất thiện đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

 

Này Bà-la-môn, người nhen nhúm ngọn lửa, dựng lên trụ tế đàn, trước khi lễ tế đàn, dựng lên ba cây kiếm này, đưa đến khổ sanh, khổ dị thục.

 

7. Này Bà-la-môn, ba ngọn lửa này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa. Thế nào là ba?

 

8. Lửa tham, lửa sân, lửa si. Vì sao, này Bà-la-môn, lửa tham cần phải đoạn diệt, cần phải tránh xa, không nên thân cận?

 

9. Người bị tham làm cho ái nhiễm, chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này Bà-la-môn, làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý. Người ấy sau khi làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do vậy, lửa tham này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận. Và này Bà-la-môn, vì sao lửa sân cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận?

 

10. Người bị sân làm cho tức giận, chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này Bà-la-môn, làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý. Người ấy sau khi làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do vậy lửa sân này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận. Và này Bà-la-môn, vì sao lửa si cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận?

 

11. Người bị si làm cho mê mờ, chinh phục, tâm bị xâm chiếm, này Bà-la-môn, làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý. Người ấy sau khi làm ác hạnh với thân, làm ác hạnh với lời nói, làm ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Do vậy lửa si này cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận.

 

Ba lửa này, này Bà-la-môn, cần phải đoạn tận, cần phải tránh xa, không nên thân cận.

 

12. Ba lửa này, này Bà-la-môn, được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc. Thế nào là ba?

 

13. Lửa đáng cung kính, lửa gia chủ, lửa đáng cúng dường. Và này Bà-la-môn, thế nào là lửa đáng cung kính?

 

14. Ở đây, này Bà-la-môn, những người mẹ, những người cha của người ấy, này Bà-la-môn, đây gọi là lửa đáng cung kính. Vì sao? Vì từ đó lửa đáng cung kính này khiến cho mang lại, khiến cho sanh ra. Do vậy, này Bà-la-môn, lửa đáng cung kính này được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc. Và này Bà-la-môn, thế nào là lửa gia chủ?

 

15. Ở đây, này Bà-la-môn, những người con, những người vợ, những người phục dịch, những người đưa tin, hoặc những người làm công cho người ấy, này Bà-la-môn, đây gọi là lửa gia chủ. Do vậy lửa gia chủ này được cung kính, được tôn trọng, được cúng dường, phải đem lại chánh lạc. Và này Bà-la-môn, thế nào là lửa đáng được cúng dường?

 

16. Ở đây, này Bà-la-môn, những Sa-môn, Bà-la-môn nào từ bỏ kiêu mạn, phóng dật, sống kham nhẫn nhu hòa; mỗi người điều phục tự ngã; mỗi người an chỉ tự ngã; mỗi người lắng dịu tự ngã. Này Bà-la-môn, đây gọi là ngọn lửa đáng được cúng dường. Do vậy lửa đáng được cúng dường này được cung kính, được tôn trọng, đáng được cúng dường, phải đem lại chánh lạc.

 

Này Bà-la-môn, ba ngọn lửa này được cung kính, được tôn trọng, đáng được cúng dường, phải đem lại chánh lạc.

 

Còn lửa củi này, này Bà-la-môn, cần phải thường thường nhen đốt nó lên, cần phải thường thường chăm sóc duy trì, cần phải thường thường dập tắt, cần phải thường thường để một bên.

 

17. Ðược nói như vậy, Bà-la-môn Uggatasarìra bạch Thế Tôn:

 

- Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Thật vi diệu thay, thưa Tôn giả Gotama! Tôn giả Gotama hãy nhận còn làm đệ tử cư sĩ, từ nay cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng. Và thưa Tôn giả Gotama, con sẽ thả năm trăm con bò đực và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con nghé đực và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con nghé cái và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con dê và cho chúng sống; con sẽ thả năm trăm con cừu và cho chúng sống. Hãy để chúng ăn cỏ xanh; hãy để chúng uống nước mát; hãy để gió thổi chúng mát.

 

(V) (45) Tưởng (1)

 

1. - Có bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là bảy?

 

2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán đối với các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ.

 

Bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

 

(VI) (46) Tưởng (2)

 

1. - Có bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh. Thế nào là bảy?

 

2. Tưởng bất tịnh, tưởng chết, tưởng nhàm chán đối với các món ăn, tưởng không hoan hỷ đối với tất cả thế giới, tưởng vô thường, tưởng khổ trong vô thường, tưởng vô ngã trong khổ.

 

3. Tưởng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 

4. Này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán. Ví như, này các Tỷ-kheo, lông gà hay là dây gân quăng vào lửa thời thối lui, trở lưng, quay lưng, và không căng thẳng; cũng vậy, này các Tỷ-kheo, khi một Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán.

 

Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, nhưng tâm lại chạy theo, đắm vào dâm dục, không khởi lên nhàm chán, thời Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng bất tịnh không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả tu tập". Ở đấy, vị ấy tỉnh giác như vậy. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng bất tịnh, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng để không đắm vào các dâm dục; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng bất tịnh được ta tu tập; ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả tu tập". Ở đấy, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

5. Tưởng chết, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 

6. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo sống nhiều với tưởng chết, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng không thích thú sự sống, do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác trước là tưởng bất tịnh, đây là tưởng chết, với sự thay đổi cần thiết)... Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

7. Tưởng nhàm chán đối với món ăn, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 

8. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng nhàm chán đối với các món ăn, thời tâm thối lui... không tham ái các vị; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tưởng nhàm chán đối với các món ăn)... Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

9. Tưởng không hoan hỷ đối với các thế giới, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 

10. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tưởng không hoan hỷ đối với các thế giới, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng với các lòe loẹt của thế giới; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tâm không hoan hỷ đối với các thế giới và những thay đổi cần thiết)... Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

11. Tưởng vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, như vậy được nói đến. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 

12. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tưởng vô thường, thời tâm thối lui, tâm trở lưng, quay lưng với các lợi dưỡng, cung kính, danh vọng; do đó tâm vị ấy không căng thẳng, thanh thản, khởi lên nhàm chán, thời... (như số 4 ở trên, chỉ khác đây là tưởng vô thường với những thay đổi cần thiết)...

 

13. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 

14. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát; ví như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, nhưng các tưởng sợ hãi sắc bén không được an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát; thời không giống như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng khổ trên vô thường không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Nhưng này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng khổ trên vô thường, thời các tưởng sợ hãi sắc bén an lập trên thụ động, biếng nhác, thả lỏng, phóng dật, không chú tâm, không quán sát, ví như một kẻ giết người giơ đao lên. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo cần phải hiểu rằng: "Tưởng khổ trên vô thường được ta tu tập; ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng khổ trên vô thường, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

15. Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm mục đích, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy?

 

16. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với tâm chất chứa tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy không thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn, đối với cái thân có thức nầy và đối với tất cả tướng ở ngoài, không khéo giải thoát, không được an tịnh, không vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng vô ngã trên khổ không được ta tu tập; ở nơi ta không có sự sai khác trước và sau. Ta không đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Nhưng này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo sống nhiều với các tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, ý của vị ấy thoát khỏi các tư tưởng ngã, ngã sở, ngã mạn đối với cái thân có thức và đối với tất cả tướng ở ngoài, khéo giải thoát, được an tịnh, vượt qua các thiên kiến. Này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy cần phải hiểu rằng: "Tưởng vô ngã trên khổ được ta tu tập; ở nơi ta có sự sai khác trước và sau. Ta đạt được quả của sự tu tập." Ở đây, vị ấy tỉnh giác như vậy. Tưởng vô ngã trên khổ, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh, được nói đến như vậy. Do duyên gì được nói đến như vậy.

 

Bảy tưởng này, này các Tỷ-kheo, được tu tập, được làm cho viên mãn, có quả lớn, có lợi ích lớn, thể nhập vào bất tử, lấy bất tử làm cứu cánh.

 

(VII) (47) Dâm Dục

 

1. Bấy giờ có Bà-la-môn Jànussoni đi đến Thế Tôn, sau khi đến nói lên với Thế Tôn những lời chào đón hỏi thăm... Ngồi xuống một bên, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

 

- Thưa Tôn giả Gotama, Tôn giả có tự xem mình là sống Phạm hạnh không?

 

- Này Bà-la-môn, ai nói một cách chơn chánh phải nói như sau: "Vị ấy sống Phạm hạnh, không có bể vụn, không có khuyết phạm, không có nhiễm ô, không bị điểm chấm, viên mãn, thanh tịnh". Này Bà-la-môn, nếu nói về Ta một cách chơn chánh, thời phải nói như vậy: "Ta sống Phạm hạnh, không có bể vụn, không có khuyết phạm, không có nhiễm ô, không bị điểm chấm, viên mãn, thanh tịnh".

 

- Thưa Tôn giả Gotama, Phạm hạnh như thế nào, thưa Tôn giả Gotama, là bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị ô nhiễm, bị điểm chấm?

 

2. - Ở đây, này Bà-la-môn, có Sa-môn hay Bà-la-môn, tự xem mình sống Phạm hạnh một cách chơn chánh, tuy không có hành dâm với nữ nhân, nhưng hưởng thụ được nữ nhân thoa, bóp, tắm, xức dầu. Vị ấy thích thú, ước muốn, bị kích thích bởi nữ nhân. Này Bà-la-môn, đây gọi là Phạm hạnh bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị nhiễm ô, bị điểm chấm. Này Bà-la-môn, đây gọi là hành Phạm hạnh không thanh tịnh, bị liên hệ, bị hệ lụy với dâm dục, không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng không thoát khỏi khổ.

 

3. Lại nữa, này Bà-la-môn, ở đây có Sa-môn hay Bà-la-môn, tự xem mình sống Phạm hạnh một cách chơn chánh, tuy không có hành dâm với nữ nhân, không có hưởng thụ được nữ nhân thoa, bóp, tắm, xức dầu, nhưng cười giỡn, chơi đùa, vui chơi với nữ nhân... tuy không cười giỡn, chơi đùa, vui chơi với nữ nhân, nhưng lấy mắt nhìn mắt, trừng mắt nhìn theo nữ nhân... tuy không lấy mắt nhìn mắt, trừng mắt nhìn theo nữ nhân, nhưng nghe tiếng của nữ nhân, tiếng cười, tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc ngang qua vách, ngang qua hàng rào... tuy không nghe tiếng của nữ nhân, tiếng cười, tiếng nói, tiếng hát, tiếng khóc ngang qua vách, ngang qua hàng rào, nhưng nhớ đến tiếng cười, tiếng nói, tiếng đùa giỡn trước kia đã có với nữ nhân... tuy không nhớ đến tiếng cười, tiếng nói, tiếng đùa giỡn trước kia đã có với nữ nhân, nhưng xem gia chủ hay con gia chủ thọ hưởng, thưởng thức thích thú trong năm dục công đức... tuy không xem gia chủ hay con gia chủ thọ hưởng, thưởng thức thích thú trong năm dục công đức, nhưng sống Phạm hạnh với tâm nguyện hướng đến một thân chư Thiên, nguyện rằng: "Với giới này hay với giới cấm này, hay với khổ hạnh này, hay với Phạm hạnh này, ta sẽ thành một Thiên nhân này hay một Thiên nhân khác". Vị ấy thích thú, ước muốn, bị kích thích bởi nữ nhân. Này Bà-la-môn, đấy gọi là Phạm hạnh bị bể vụn, bị khuyết phạm, bị nhiễm ô, bị điểm chấm. Này Bà-la-môn, đấy gọi là hành Phạm hạnh không thanh tịnh, bị liên hệ, bị hệ lụy với dâm dục, không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng không giải thoát khỏi khổ.

 

Cho đến khi nào, này Bà-la-môn, Ta còn tiếp tục thấy một hay một trong bảy hệ lụy đến dâm dục này chưa được đoạn tận ở nơi Ta, cho đến khi ấy, này Bà-la-môn, Ta không có xác chứng rằng, Ta đã chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Giác trong thế giới chư Thiên với Ma giới, Phạm thiên giới, trong quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Và cho đến khi nào, này Bà-la-môn, Ta tiếp tục không còn thấy một hay một trong bảy hệ lụy đến dâm dục này đã được đoạn tận ở nơi Ta, cho đến khi ấy, này Bà-la-môn, Ta xác chứng rằng, Ta đã chứng ngộ Vô thượng Chánh Ðẳng Giác trong thế giới chư Thiên với Ma giới, Phạm thiên giới, trong quần chúng Sa-môn, Bà-la-môn, chư Thiên và loài Người. Tri và kiến được khởi lên nơi Ta: "Bất động là tâm giải thoát của Ta. Ðây là đời sống cuối cùng. Nay không còn tái sanh nữa".

 

Ðược nói như vậy, Bà-la-môn Jànussoni bạch Thế Tôn:

 

- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn!... Mong Tôn giả Gotama nhận con làm đệ tử cư sĩ, từ này cho đến mạng chung, con trọn đời quy ngưỡng.

 

(VIII) (48) Hệ Lụy

 

1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ thuyết cho các Thầy pháp môn về hệ lụy, và ly hệ lụy, hãy lắng nghe... Và này các Tỷ-kheo, thế nào là pháp môn về hệ lụy và ly hệ lụy?

 

2. Một nữ nhân, này các Tỷ-kheo, tác ý nội nữ căn, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức, thời nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên tác ý đến nam căn ở ngoài, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên nữ nhân ấy ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ nên nữ nhân ấy ước muốn lạc hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do thích thú trong nữ tánh của mình, các loài hữu tình đi đến hệ lụy với những người đàn ông. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nữ nhân không có thoát được nữ tánh của mình.

 

3. Một nam nhân, này các Tỷ-kheo, tác ý nội nam căn, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên tác ý đến nữ căn ở ngoài, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức mà nam nhân ấy tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy. Do tham đắm trong ấy, thích thú tại đấy nên nam nhân ấy ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc hỷ nên nam nhân ấy ước muốn lạc hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do thích thú trong nam tánh của mình, các loài hữu tình đi đến hệ lụy với những người đàn bà. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nam nhân không thoát khỏi nam tánh của mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là hệ lụy. Và này các Tỷ-kheo, như thế nào là không hệ lụy?

 

4. Một nữ nhân, này các Tỷ-kheo, không tác ý nội nữ căn, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức thời nữ nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên không tác ý đến nam căn ở ngoài, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức mà nữ nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nữ nhân ấy không muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ, nữ nhân ấy không ước muốn lạc, hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do không thích thú trong nữ tánh của mình, các loài hữu tình không đi đến hệ lụy với những người đàn ông. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nữ nhân thoát được nữ tánh của mình.

 

5. Một nam nhân, này các Tỷ-kheo, không tác ý đến nội nam căn, nam hành, nam y phục, nam loại, nam dục, nam thanh, nam trang sức thời nam nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên không tác ý đến nữ căn ở ngoài, nữ hành, nữ y phục, nữ loại, nữ dục, nữ thanh, nữ trang sức mà nam nhân ấy không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy. Do không tham đắm trong ấy, không thích thú tại đấy nên nam nhân ấy không ước muốn có sự hệ lụy ở ngoài. Do duyên với hệ lụy ấy, khởi lên lạc, hỷ, nam nhân ấy không ước muốn lạc, hỷ ấy. Này các Tỷ-kheo, do không thích thú trong nam tánh của mình, các loài hữu tình không đi đến hệ lụy với những nữ nhân. Như vậy, này các Tỷ-kheo, nam nhân thoát được nam tánh của mình. Như vậy, này các Tỷ-kheo, là không hệ lụy.

 

Này các Tỷ-kheo, đây là pháp môn hệ lụy và ly hệ lụy.

 

(IX) (49) Bố Thí

 

1. Một thời, Thế Tôn ở Campà, trên bờ hồ Gaggara. Bấy giờ có nhiều cư sĩ ở Campà đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, các nam cư sĩ ấy thưa với Tôn giả Sàriputta:

 

- Thưa Tôn giả, đã lâu lắm, chúng con không được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn. Lành thay, thưa Tôn giả, nếu nay chúng con được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn!

 

- Vậy này chư Hiền, hãy đến trong ngày lễ Trai giới (uposatha), các Thầy sẽ được nghe pháp thoại từ miệng Thế Tôn.

 

- Thưa vâng, thưa Tôn giả!

 

Các nam cư sĩ ở Campà ấy vâng đáp Tôn giả Sàriputta, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta, thân bên hữu hướng về Tôn giả rồi ra đi. Rồi các nam cư sĩ ở Campà, đến ngày lễ Trai giới, đi đến Tôn giả Sàriputta, sau khi đến, đảnh lễ Tôn giả Sàriputta rồi đứng một bên. Rồi Tôn giả Sàriputta cùng với các nam cư sĩ ở Campà đi đến Thế Tôn; sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sàriputta bạch Thế Tôn:

 

2. - Có thể, bạch Thế Tôn, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Nhưng bạch Thế Tôn, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

 

- Này Sàriputta, có thể ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Có thể, này Sàriputta, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

 

3. - Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn? Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, ở đây có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn?

 

- Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc (về kết quả), bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: "Tôi sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau". Vị ấy bố thí như vậy cho các Sa-môn, Bà-la-môn, bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, những trú xứ, đèn đuốc. Thầy nghĩ thế nào, này Sàriputta, ở đây có thể có hạng người bố thí như vậy không?

 

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

 

- Ở đây, này Sàriputta, có hạng người bố thí với tâm mong cầu, bố thí với tâm trói buộc, bố thí với tâm mong cầu được chất chứa, bố thí với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau". Vị ấy bố thí như vậy, khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Bốn thiên vương. Và vị ấy, khi nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành "vị trở lui lại", trở lui trạng thái này.

 

4. Ở đây, này Sàriputta, có người bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau", bố thí không với ý nghĩ: "Lành thay, sự bố thí", bố thí không với ý nghĩ: "Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên", bố thí không với ý nghĩ: "Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn", bố thí không với ý nghĩ: "Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này", bố thí không với ý nghĩ: "Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên". Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Và đối với Sa-môn hay Bà-la-môn, vị ấy bố thí đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương thơm, hương liệu, giường nằm, trú xứ, đèn đuốc. Thầy nghĩ thế nào, này Sàriputta, ở đây, có hạng người có thể bố thí như vậy không?

 

- Thưa có, bạch Thế Tôn.

 

- Này Sàriputta, ở đây, ai bố thí không với tâm cầu mong, bố thí không với tâm trói buộc, bố thí không với mong cầu được chất chứa, bố thí không với ý nghĩ: "Ta sẽ hưởng thọ cái này trong đời sau", bố thí không với ý nghĩ: "Lành thay, sự bố thí", bố thí không với ý nghĩ: "Cái này đã được cho trong đời quá khứ, đã được tổ tiên làm trong quá khứ, ta không nên để truyền thống gia đình này bị bỏ quên", bố thí không với ý nghĩ: "Ta nấu ăn, các người này không nấu ăn. Ta không xứng đáng là người nấu ăn, lại không bố thí cho người không nấu ăn", bố thí không với ý nghĩ: "Như các vị ẩn sĩ thời xưa có những tế đàn lớn như Atthaka, Vàmaka, Vàmadeva, Vessàmitta, Yamataggi, Angìrasa, Bhàradvàja, Vàsettha, Kassapa, Bhagu; cũng vậy, ta sẽ là người san sẻ các vật bố thí này", bố thí không với ý nghĩ: "Do ta bố thí vật bố thí này, tâm được tịnh tín, hỷ duyệt khởi lên". Nhưng vị ấy bố thí với ý nghĩ để trang nghiêm tâm, để trang bị tâm. Do vị ấy bố thí như vậy, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh cộng trú với chư Thiên ở Phạm chúng thiên. Và khi vị ấy, nghiệp được đoạn tận, thần lực ấy, danh tiếng ấy, uy quyền ấy được đoạn tận, vị ấy trở thành vị Bất lai, không trở lui trạng thái này.

 

Này Sàriputta, đây là nhân, đây là duyên, khiến cho ở đây, một hạng người bố thí như vậy, không được quả lớn, không được lợi ích lớn. Này Sàriputta, nhưng đây cũng là nhân, là duyên khiến cho ở đây, có hạng người bố thí như vậy, được quả lớn, được lợi ích lớn.

 

(X) (50) Mẹ Của Nanda

 

1. Như vầy tôi nghe:

 

Một thời, Tôn giả Sàriputta và Tôn giả Mahàmoggallàna đang du hành ở Dakkhinàgiri, cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Lúc bấy giờ, nữ cư sĩ Velukantakì, mẹ của Nanda thức dậy trước khi mặt trời mọc, và đọc lớn tiếng bài "Pàràyana" (Con đường đưa đến bờ bên kia). Lúc bấy giờ, Ðại vương Vessavana (Tỳ-sa-môn) đang đi từ phương Bắc đến phương Nam vì một vài công việc. Ðại vương Vessavana nghe nữ cư sĩ Velukantakì, mẹ của Nanda, sau khi lớn tiếng đọc xong bài Pàràyana, liền đứng lại, chờ đợi cho bài được đọc xong. Và nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, sau khi lớn tiếng đọc xong bài Pàràyana, liền im lặng. Rồi Ðại vương Vessavana biết được nữ cư sĩ, mẹ của Nanda đã đọc xong bài kệ, liền hết sức hoan hỷ và nói:

 

- Lành thay, này Chị! Lành thay, này Chị!

 

- Ngài là ai, hỡi vị có bộ mặt hiền?

 

- Này Chị, ta là anh của Chị, Ðại vương Vessavana!

 

- Lành thay, hỡi vị có bộ mặt hiền! Hãy lấy pháp môn được tôi nói đến hôm qua, làm quà tặng đón khách cho Ngài.

 

- Lành thay, này Chị! Phải, pháp môn này hãy là quà tặng đón khách của tôi! Ngày mai, chúng Tỷ-kheo, với Sàriputta và Moggallàna là các vị cầm đầu, sẽ đến Velukantaka, nhưng chưa ăn sáng. Sau khi Chị mời chúng Tỷ-kheo dùng xong, hãy tuyên bố chính ta đã cúng dường.

 

2. Rồi cư sĩ, mẹ của Nanda, sau khi đêm ấy đã mãn, liền cho sửa soạn tại nhà của mình các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm. Rồi chúng Tăng, với Sàriputta và Moggallàna là vị cầm đầu đi đến Velukantaka nhưng chưa ăn sáng. Rồi nữ cư sĩ, mẹ của Nanda bảo một người đi, nói rằng:

 

- Này Bạn, hãy đi đến khu vườn và báo thời giờ cho chúng Tỷ-kheo: "Ðã đến giờ, thưa các Tôn giả! Tại nhà của mẹ Nanda, các món ăn đã được sửa soạn".

 

- Thưa vâng, thưa nữ cư sĩ.

 

Người ấy vâng đáp nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, đi đến khu vườn và báo thời giờ cho chúng Tỷ-kheo:

 

- Ðã đến giờ, thưa các Tôn giả! Tại nhà của mẹ Nanda, các món ăn đã được sửa soạn.

 

Rồi chúng Tỷ-kheo, với Sàriputta mà Mahàmoggallàna là vị cầm đầu, vào buổi sáng đắp y, cầm bát, đi đến trú xứ của nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, sau khi đến, ngồi xuống trên các chỗ đã soạn sẵn. Rồi nữ cư sĩ, mẹ của Nanda, mời chúng Tỷ-kheo với Sàriputta và Moggallàna là vị cầm đầu, với các món ăn thượng vị loại cứng và loại mềm, và làm chúng Tỷ-kheo được thỏa mãn. Rồi nữ cư sĩ, mẹ của Nanda thấy Tôn giả Sàriputta ăn đã xong, tay đã rút lui khỏi bình bát, liền ngồi xuống một bên. Tôn giả Sàriputta nói với cư sĩ, mẹ của Nanda đang ngồi một bên:

 

- Này Mẹ của Nanda, ai bảo cho Bà biết chúng Tỷ-kheo sẽ đi tới nhà?

 

- Ở đây, thưa Tôn giả, con thức dậy trước khi trời sáng, đọc lớn tiếng bài kệ Pàràyana rồi im lặng. Rồi thưa Tôn giả, Ðại vương Vessavana sau khi biết được con đã đọc xong, liền hết sức hoan hỷ và nói:

 

- "Lành thay, này Chị! Lành thay, này Chị!"

 

- "Ngài là ai, hỡi vị có bộ mặt hiền?"

 

- "Này Chị, ta là anh của Chị, Ðại vương Vessavana!"

 

- "Lành thay, hỡi vị có bộ mặt hiền! Hãy lấy pháp môn được tôi nói đến hôm qua, làm quà tặng đón khách cho Ngài."

 

- "Lành thay, này Chị! Phải, pháp môn này hãy là quà tặng đón khách của tôi! Ngày mai, chúng Tỷ-kheo, với Sàriputta và Moggallàna là các vị cầm đầu, sẽ đến Velukantaka, nhưng chưa ăn sáng. Sau khi Chị mời chúng Tỷ-kheo dùng xong, hãy tuyên bố chính ta đã cúng dường."

 

Thưa Tôn giả, mong rằng mọi công đức của buổi cúng dường này sẽ đem lại an lạc cho đại vương Vessavana!

 

3. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Bà có thể nói chuyện, mặt tận mặt với một Thiên tử có đại thần lực như vậy, có đại uy lực như vậy.

 

- Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, Nanda, đứa con độc nhất của con, khả ái, khả ý, vì một lý do gì đó, bị các vua dùng sức mạnh bắt giữ và đoạn mạng sống. Thưa Tôn giả, trong khi đứa trẻ bị bắt giữ hay đang bị bắt giữ, khi bị trói hay đang bị trói, khi bị giết hay đang bị giết, con rõ biết tâm của con không có đổi khác.

 

4. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Bà đã có thể làm cho tâm khởi thanh tịnh như vậy.

 

- Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, người chồng của con, khi mạng chung, sanh vào sanh loại Dạ-xoa, và vị ấy hiện lên trước mặt con, với một tự ngã như lúc trước. Nhưng thưa Tôn giả, con rõ biết, không vì nhân duyên ấy, tâm của con có đổi khác.

 

5. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Người dã có thể làm cho tâm khởi thanh tịnh như vậy.

 

- Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác. Thưa Tôn giả, khi còn là thiếu nữ, được đưa đến cho chồng con, con rõ biết con không có một tâm vi phạm đối với chồng con, huống nữa là về thân!

 

6. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Bà đã có thể làm cho tâm khởi thanh tịnh như vậy.

 

- Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Thưa Tôn giả, khi con tự chấp nhận là một nữ cư sĩ, con rõ biết con chưa từng vi phạm một học pháp nào.

 

7. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda! Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, nếu con muốn, con có thể ly dục, ly pháp bất thiện, chứng đạt và an trú sơ Thiền, một trạng thái hỷ lạc do ly dục sanh, không tầm không tứ; làm cho tịnh chỉ tầm và tứ, con chứng đạt và an trú Thiền thứ hai, một trạng thái hỷ lạc do định sanh, không tầm không tứ, nội tĩnh nhất tâm; ly hỷ, con trú xả, chánh niệm tỉnh giác, thân cảm sự lạc thọ mà các bậc Thánh gọi là xả niệm lạc trú, con chứng đạt và an trú Thiền thứ ba; đoạn lạc và đoạn khổ, chấm dứt các hỷ ưu đã cảm thọ trước, con chứng đạt và an trú Thiền thứ tư, không khổ không lạc, xả niệm thanh tịnh.

 

8. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda!

 

- Thưa Tôn giả, không phải chỉ có sự vi diệu như vậy, sự hy hữu như vậy đối với con. Con còn có một sự kiện vi diệu, hy hữu khác! Ở đây, thưa Tôn giả, năm hạ phần kiết sử được Thế Tôn thuyết giảng, con thấy rõ không còn pháp nào ở nơi con chưa được đoạn tận.

 

9. - Thật vi diệu thay, Mẹ của Nanda! Thật hy hữu thay, Mẹ của Nanda!

 

Rồi Tôn giả Sàriputta, sau khi với một pháp thoại, nói lên cho nữ cư sĩ mẹ của Nanda, khích lệ làm cho phấn khởi, làm cho hoan hỷ, từ chỗ ngồi đứng dậy rồi ra đi.

 

 

 

VI. Phẩm Không Tuyên Bố

 

(I) (51) Không Tuyên Bố

 

1. Bấy giờ một Tỷ-kheo đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tỷ-kheo ấy bạch Thế Tôn:

 

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, đối với Thánh đệ tử có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố?

 

2. - Này Tỷ-kheo, do kiến diệt, với vị Thánh đệ từ có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến. "Sau khi chết, Như Lai không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến. "Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến. "Sau khi chết, Như Lai không có tồn tại và không không tồn tại", này Tỷ-kheo, là một tà kiến. Này Tỷ-kheo, kẻ phàm phu không có nghe nhiều, không tuệ tri kiến, không tuệ tri kiến tập khởi, không tuệ tri kiến đoạn diệt, không tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt; kiến ấy của người ấy tăng trưởng. Người ấy không thoát khỏi khổ". Này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều, tuệ tri kiến, tuệ tri kiến tập khởi, tuệ tri kiến đoạn diệt, tuệ tri con đường đưa đến kiến đoạn diệt; kiến của người ấy tiêu diệt. Người ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Người ấy thoát khỏi khổ". Này Tỷ-kheo, do biết vậy, do thấy vậy, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều không có tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", không có tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai không có tồn tại", không có tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", không có tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại". Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử có nghe nhiều có một thái độ không tuyên bố đối với những vấn đề không được tuyên bố. Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, vị Thánh đệ tử không có sợ hãi, không có rung động, không có chấn động, không rơi vào hoảng sợ đối với các vấn đề không được tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối. "Sau khi chết, Như Lai không tồn tại", này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối. "Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối. "Sau khi chết, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại", này Tỷ-kheo, thuộc về khát ái, thuộc về tưởng, thuộc về tư duy, thuộc về lý luận, thuộc về chấp thủ, thuộc về truy hối. Này Tỷ-kheo, kẻ phàm phu nghe ít, không tuệ tri truy hối, không tuệ tri truy hối tập khởi, không tuệ tri truy hối đoạn diệt, không tuệ tri con đường đưa đến truy hối đoạn diệt. Truy hối của người ấy tăng trưởng. Người ấy không giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Người ấy không thoát khỏi khổ". Này Tỷ-kheo, Thánh đệ tử có nghe nhiều, tuệ tri truy hối, tuệ tri truy hối tập khởi, tuệ tri truy hối đoạn diệt, tuệ tri con đường đi đến truy hối đoạn diệt. Truy hối của vị ấy tiêu diệt. Vị ấy giải thoát khỏi sanh, già, chết, sầu, bi, khổ, ưu, não. Ta nói rằng: "Người ấy thoát khỏi khổ". Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, Thánh đệ tử nghe nhiều, không tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai có tồn tại", không tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai không tồn tại", không tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai có tồn tại và không tồn tại", không tuyên bố: "Sau khi chết, Như Lai không tồn tại và không không tồn tại". Do biết vậy, do thấy vậy, này Tỷ-kheo, Thánh đệ tử không có sợ hãi, không có rung động, không có chấn động, không rơi vào hoảng sợ đối với các vấn đề không được tuyên bố. Này các Tỷ-kheo, đây là nhân, đây là duyên, đối với Thánh đệ tử có nghe nhiều, nghi ngờ không khởi lên đối với những vấn đề không được tuyên bố.

 

(II) (52) Sanh Thú Của Loài Người

 

1. - Này các Tỷ-kheo, Ta sẽ giảng về bảy sanh thú của loài Người, và không chấp thủ Niết-bàn. Hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói:

 

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

 

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

- Này các Tỷ-kheo. Thế nào là bảy sanh thú của loài Người?

 

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành như vậy suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta. Cái gì có, cái gì được thành, ta đều từ bỏ". Vị ấy có được xả. Vị ấy không tham đắm sanh hữu, không tham đắm tích tụ của hữu; với chánh trí tuệ, vị ấy thấy có con đường vô thượng tịch tịnh. Vị ấy chưa chứng ngộ trọn vẹn hoàn toàn con đường ấy. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn mạn tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn hữu tham tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn vô minh tùy miên. Do diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra và trở thành nguội lạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta. Cái gì có, cái gì được thành, ta đều từ bỏ". Vị ấy có được xả, vị ấy không tham đắm hữu, không tham đắm hậu hữu; với chánh trí tuệ, vị ấy thấy có con đường vô thượng tịch tịnh. Và vị ấy chưa chứng ngộ trọn vẹn hoàn toàn con đường ấy. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn mạn tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn hữu tham tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn vô minh tùy miên. Do diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn.

 

3. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong thực hành suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta. Cái gì có, cái gì được thành, ta đều từ bỏ". Vị ấy có được xả, vị ấy không tham đắm sanh hữu, không tham đắm tích tụ của hữu; với chánh trí tuệ, vị ấy thấy có con đường vô thượng tịch tịnh và vị ấy chưa chứng ngộ trọn vẹn hoàn toàn con đường ấy. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn mạn tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn hữu tham tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn vô minh tùy miên. Do diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra, có thể bay lên và trở thành nguội lạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta...". Vị ấy đoạn diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn.

 

4. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta...". Vị ấy đoạn diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra, có thể bay lên, sau khi chưa chạm vào đất, có thể trở thành nguội lạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta...". Vị ấy, sau khi diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Trung gian Niết-bàn.

 

5. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta...". Vị ấy, do diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra , có thể bay lên, sau khi chưa chạm vào đất, có thể trở thành nguội lạnh. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta...". Vị ấy, do diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Tổn hại Bát-niết-bàn.

 

6. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta...". Vị ấy, do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Vô hành Niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra, có thể bay lên, có thể rơi xuống trên một đống cỏ nhỏ, hay trên một đống củi nhỏ; miếng vụn ấy ở đấy sanh ra ngọn lửa, sanh ra khói. Sau khi sanh ra ngọn lửa, sau khi sanh ra khói, nó đốt cháy tiêu hết đồng cỏ nhỏ ấy, hay đống củi nhỏ ấy, rồi trở thành nguội lạnh vì không có nhiên liệu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành, suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta...". Vị ấy, do đoạn diệt năm hạ phần kiết sử, chứng được Vô hành Niết-bàn.

 

7. Nhưng ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo khi thực hành như vậy, suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta...". Vị ấy, do diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Hữu hành Bát-niết-bàn. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra, có thể bay lên, có thể rơi xuống trên một đống cỏ , hay trên một đống củi rộng lớn; miếng vụn ấy ở đấy sanh ra ngọn lửa, sanh ra khói. Sau khi sanh ra ngọn lửa, sau khi sanh ra khói, nó đốt cháy tiêu hết đồng cỏ , hay đống củi rộng lớn ấy, rồi trở thành nguội lạnh vì không có nhiên liệu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành như vậy, suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này sẽ không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta...". Vị ấy, do diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Hữu hành Bát-niết-bàn.

 

8. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành như vậy suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta. Cái gì có, cái gì được thành, ta đều từ bỏ.". Vị ấy có được xả, vị ấy không tham đắm sanh hữu, không tham đắm tích tụ của hữu; với chánh trí tuệ, vị ấy thấy có con đường vô thượng tịch tịnh và vị ấy chưa chứng ngộ trọn vẹn hoàn toàn con đường ấy. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn mạn tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn hữu tham tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn vô minh tùy miên. Do diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy chứng được Thượng lưu Bát-niết-bàn, đi đến Sắc cứu cánh. Ví như, này các Tỷ-kheo, một cái bát bằng sắt được đốt cháy cả ngày và được đập đánh, một miếng vụn có thể văng ra, có thể bay lên, có thể rơi xuống trên một đống cỏ, hay trên một đống củi to lớn; miếng vụn ấy ở đấy sanh ra ngọn lửa, sanh ra khói. Sau khi sanh ra ngọn lửa, sau khi sanh ra khói, nó đốt cháy tiêu hết đồng cỏ, hay đống củi to lớn ấy, thiêu cháy lùm cây, thiêu cháy rừng rậm. Sau khi thiêu cháy thảo nguyên, sau khi thiêu cháy rừng rậm, nó cháy lan đến đám ruộng xanh hay đến đám đất cao, hay đến hòn đá, hay đến dòng nước, hay đến đám đất khả ái, hay đến một phần đất nào rồi trở thành nguội lạnh vì không có nhiên liệu. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo trong khi thực hành như vậy, suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta...". Vị ấy, do diệt tận năm hạ phần kiết sử, chứng được Thượng lưu Bát-niết-bàn, đi đến Sắc cứu cánh.

 

Này các Tỷ-kheo, đây là bảy sanh thú của loài Người. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là Không chấp thủ Bát-Niết-bàn?

 

9. Ở đây, này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo khi thực hành như vậy, suy nghĩ như sau: "Nếu cái này không có, cái này có thể không phải của ta. Nếu cái này sẽ không có, cái này sẽ không phải của ta. Cái gì có, cái gì được thành, ta đều từ bỏ.". Vị ấy có được xả, vị ấy không tham đắm sanh hữu, không tham đắm tích tụ của hữu; với chánh trí tuệ, vị ấy thấy có con đường vô thượng tịch tịnh và vị ấy chứng đắc trọn vẹn hoàn toàn con đường ấy. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn mạn tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn hữu tham tùy miên. Vị ấy chưa đoạn tận trọn vẹn hoàn toàn vô minh tùy miên. Do diệt tận năm hạ phần kiết sử, vị ấy tự mình với thắng trí, ngay trong hiện tại, chứng nhập, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là Không chấp thủ Bát-niết-bàn. Và này các Tỷ-kheo, đây là bảy sanh thú của loài Người và Không chấp thủ Bát-niết-bàn.

 

(III) (53) Tissa

 

1. Như vầy tôi nghe:

 

Một thời, Thế Tôn trú ở Rajagaha (Vương Xá), tại núi Gijjihakuta (Linh Thứu). Bấy giờ có hai Thiên nhân sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Gijjihakuta, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, một Thiên nhân bạch Thế Tôn:

 

- Bạch Thế Tôn, những Tỷ-kheo-ni này được giải thoát.

 

Thiên nhân khác bạch Thế Tôn:

 

- Bạch Thế Tôn, những Tỷ-kheo-ni này khéo giải thoát, không có dư y.

 

Các Thiên nhân ấy nói như vậy. Bậc Ðạo Sư chấp nhận. Rồi các Thiên nhân ấy, sau khi được biết: "Bậc Ðạo Sư đã chấp nhận", đảnh lễ Thế Tôn, thân bên hữu hướng về Ngài, rồi biến mất tại chỗ. Rồi Thế Tôn, sau khi đêm ấy đã mãn, bảo các Tỷ-kheo:

 

- Ðêm này, này các Tỷ-kheo, có hai Thiên nhân sau khi đêm đã gần mãn, với dung sắc thù thắng chói sáng toàn vùng Gijjihakuta, đi đến Ta, sau khi đến, đảnh lễ Ta rồi đứng một bên. Sau khi đứng một bên, một Thiên nhân bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, những Tỷ-kheo-ni này được giải thoát". Thiên nhân khác bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, những Tỷ-kheo-ni này khéo giải thoát, không có dư y". Này các Tỷ-kheo, các Thiên nhân ấy nói như vậy. Sau khi nói như vậy, các Thiên nhân ấy đảnh lễ Ta, thân bên hữu hướng về Ta, rồi biến mất tại chỗ.

 

2. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahàmoggallàna ngồi không xa Thế Tôn bao nhiêu. Rồi Tôn giả Mahàmoggallàna suy nghĩ như sau: "Những Thiên nhân nào có trí như sau: "Có dư y là có dư y" hay "không có dư y là không có dư y"". Lúc bấy giờ, Tỷ-kheo tên là Tissa mạng chung không bao lâu và được sanh lên một Phạm thiên giới. Tại đấy, họ được biết vị ấy là Phạm thiên Tissa, có đại thần lực, có đại uy lực. Rồi Tôn giả Mahàmoggallàna, như người lực sĩ duỗi cánh đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, biến mất ở Gijjihakuta và hiện ra ở Phạm thiên giới ấy. Phạm thiên Tissa thấy Tôn giả Mahàmoggallàna từ xa đi đến, sau khi thấy, liền nói với Tôn giả Mahàmoggallàna:

 

- Hiền giả Moggallàna, hãy đến đây! Thiện lai Hiền giả Moggallàna! Ðã lâu, Hiền giả Moggallàna mới tạo cơ hội này, tức là đến đây. Hãy ngồi, Hiền giả Moggallàna, đây là chỗ ngồi đã soạn sẵn!

 

Tôn giả Mahàmoggallàna ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Phạm thiên Tissa đảnh lễ Tôn giả Mahàmoggallàna rồi ngồi xuống một bên. Tôn giả Mahàmoggallàna nói với Phạm thiên Tissa đang ngồi xuống một bên:

 

- Những Thiên nhân nào có trí như sau: "Có dư y là có dư y" hay "không có dư y là không có dư y".

 

- Thưa Hiền giả Moggallàna, Phạm chúng thiên có trí như sau: "Có dư y là có dư y" hay "không có dư y là không có dư y".

 

- Này Tissa, có phải tất cả chư Thiên ở Phạm chúng thiên đều có trí như vậy: "Có dư y là có dư y" hay "không có dư y là không có dư y"?

 

3. - Thưa Hiền giả, không phải tất cả chư Thiên ở Phạm chúng thiên đều có trí như vậy: "Có dư y là có dư y" hay "không có dư y là không có dư y". Thưa Hiền giả Moggallàna, những Thiên nhân nào ở Phạm chúng thiên bằng lòng với tuổi thọ Phạm thiên, bằng lòng với dung sắc Phạm thiên, với an lạc Phạm thiên, với danh tiếng Phạm thiên, với uy quyền Phạm thiên, không như thật rõ biết sự xuất ly cao hơn trạng thái ấy. Những vị ấy không có trí như sau: "Có dư y là có dư y" hay "không có dư y là không có dư y". Và thưa Hiền giả Moggallàna, những Thiên nhân nào ở Phạm chúng thiên, không bằng lòng với tuổi thọ Phạm thiên, không bằng lòng với dung sắc Phạm thiên, với an lạc Phạm thiên, với danh tiếng Phạm thiên, với uy quyền Phạm thiên, như thật rõ biết sự xuất ly cao hơn trạng thái ấy; những vị ấy có trí như sau: "Có dư y là có dư y" hay "không có dư y là không có dư y".

 

4. Ở đây, thưa Hiền giả Moggallàna, Tỷ-kheo được giải thoát cả hai phần. Chư Thiên ấy biết về vị ấy như sau: "Tôn giả này được giải thoát cả hai phần". Khi thân còn tồn tại, các Thiên nhân và loài Người thấy được vị ấy. Khi thân hoại, các Thiên nhân và loài người không thấy được vị ấy. Như vậy, thưa Hiền giả Moggallàna, các Thiên nhân ấy, có trí như sau: "Không có dư y là không có dư y".

 

5. Nhưng ở đây, thưa Hiền giả Moggallàna, Tỷ-kheo được tuệ giải thoát, chư Thiên ấy biết về vị ấy như sau: "Tôn giả này được tuệ giải thoát". Khi thân còn tồn tại, các Thiên nhân và loài Người thấy được vị ấy. Khi thân hoại, các Thiên nhân và loài Người không thấy được vị ấy. Như vậy, thưa Hiền giả Moggallàna, các Thiên nhân ấy có trí như sau: "Không có dư y là không có dư y".

 

6. Nhưng ở đây, thưa Hiền giả Moggallàna, Tỷ-kheo thân chứng, chư Thiên ấy biết về vị ấy như sau: "Tôn giả này là vị thân chứng. Rất có thể Tôn giả này, do sử dụng các sàng tọa thích đáng, do thân cận các thiện bằng hữu, do chế ngự các căn, vị ấy có thể ngay trong hiện tại, tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, mà các thiện nam tử vì mục đích ấy chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Như vậy, thưa Hiền giả Moggallàna, các Thiên nhân ấy có trí như sau: "Có dư y là có dư y".

 

7. Nhưng ở đây, thưa Hiền giả Moggallàna, Tỷ-kheo kiến chí... tín giải thoát... tùy pháp hành. Chư Thiên ấy biết về vị ấy như sau: "Tôn giả này là vị tùy pháp hành. Rất có thể Tôn giả này, do sử dụng các sàng tọa thích đáng, do thân cận các thiện bằng hữu, do chế ngự các căn, vị ấy có thể ngay trong hiện tại tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh, mà các thiện nam tử vì mục đích ấy chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Như vậy, thưa Hiền giả Moggallàna, các Thiên nhân ấy có trí như sau: "Hay trong các vị có dư y, vị ấy là vị có dư y".

 

8. Rồi Tôn giả Moggallàna hoan hỷ tín thọ lời nói của Phạm thiên Tissa. Như một người lực sĩ duỗi cánh tay đang co lại, hay co lại cánh tay đang duỗi ra; cũng vậy, Tôn giả biến mất ở Phạm thiên giới, hiện ra ở núi Gijjihakùta. Rồi Tôn giả, Mahàmoggallàna đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Mahàmoggallàna, đem câu chuyện nói với Phạm thiên Tissa như thế nào, tường thuật hết tất cả cho Thế Tôn nghe.

 

- Nhưng này Moggallàna, Phạm thiên Tissa không nói cho Thầy về hạng người vô tướng trú thứ bảy.

 

- Bạch Thế Tôn, nay là thời, bạch Thiện Thệ, nay là thời để Thế Tôn nói về người trú vô tướng thứ bảy. Sau khi nghe Thế Tôn, các Tỷ-kheo sẽ thọ trì.

 

- Này Moggallàna, hãy lắng nghe.

 

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

 

Tôn giả Mahàmoggallàna vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

9. - Ở đây, này Moggallàna, Tỷ-kheo không tác ý tất cả tướng, chứng đạt vô tướng tâm định và an trú. Các Thiên nhân ấy biết về vị ấy như sau: "Tôn giả này, do không tác ý tất cả tướng, chứng đạt và an trú vô tướng tâm định. Rất có thể Tôn giả này do sử dụng các sàng tọa thích đáng, do thân cận các thiện bằng hữu, do chế ngự các căn, vị ấy có thể ngay trong hiện tại tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô thượng cứu cánh Phạm hạnh mà các thiện nam tử vì mục đích ấy chơn chánh xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình". Như vậy, này Moggallàna, các Thiên nhân ấy có trí ấy như sau: "Có dư y là có dư y".

 

(IV) (54) Sìha

 

1. Như vầy tôi nghe:

 

Một thời Thế Tôn trú ở Vesali, tại Ðại Lâm, ở ngôi nhà có nóc nhọn. Rồi tướng quân Sìha đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, tướng quân Sìha bạch Thế Tôn:

 

- Bạch Thế Tôn, Thế Tôn có thể nêu rõ kết quả hiện tại của sự bố thí?

 

2. - Này Sìha, ở đây Ta sẽ hỏi Ông. Ông kham nhẫn như thế nào, hãy trả lời như vậy. Ông nghĩ thế nào, này Sìha, ở đây có hai người: một người không có lòng tin, xan tham, keo kiệt, ác khẩu; một người có lòng tin là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, nghĩ thế nào, này Sìha, các vị A-la-hán có lòng từ mẫn, sẽ có lòng từ mẫn với ai trước, với người không có lòng tin, xan tham, keo kiệt, ác khẩu hay với người có lòng tin, là người chí thủ, không có chấp thủ?

 

- Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiệt, ác khẩu, làm sao các vị A-la-hán có lòng từ mẫn, sẽ có lòng từ mẫn với hạng người này trước được? Và bạch Thế Tôn, người nào có lòng tin, là người thí chủ, không có chấp thủ, các vị A-la-hán có lòng từ mẫn, sẽ có lòng từ mẫn với hạng người này trước.

 

3. - Ông nghĩ thế nào, này Sìha, các vị A-la-hán đi đến thăm, có thể đến thăm ai trước, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu, hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

 

- Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu, làm sao các vị A-la-hán đi đến thăm, có thể đến thăm trước được? Và bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, không có chấp thủ, các vị A-la-hán đi đến thăm sẽ đi đến hạng người này trước.

 

4. - Ông nghĩ thế nào, này Sìha, các vị A-la-hán thọ lãnh đồ ăn khất thực, có thể thọ lãnh của ai trước, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

 

- Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu làm sao các vị A-la-hán thọ lãnh, có thể thọ lãnh của hạng người ấy trước được? Và bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, các vị A-la-hán có thể thọ lãnh của hạng người này trước.

 

5. - Ông nghĩ thế nào, này Sìha, các vị A-la-hán thuyết pháp cho ai trước, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

 

- Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu làm sao các vị A-la-hán thuyết pháp sẽ thuyết pháp cho hạng người ấy trước được? Và bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, các vị A-la-hán thuyết pháp có thể thuyết pháp cho hạng người này trước.

 

6. - Ông nghĩ thế nào, này Sìha, danh tiếng tốt đẹp của ai được truyền rộng ra, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

 

- Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu làm sao danh tiếng tốt đẹp của hạng người ấy được truyền rộng ra? Bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, danh tiếng tốt đẹp của hạng người này có thể được truyền rộng ra.

 

7. - Ông nghĩ thế nào, này Sìha, ai đi đến bất cứ hội chúng nào, hoặc hội chúng Sát-đế-ly, hoặc hội chúng Bà-la-môn, hoặc hội chúng Gia chủ, hoặc hội chúng Sa-môn, đi đến không sợ hãi, không rụt rè, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

 

- Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu làm sao hạng người ấy đi đến bất cứ hội chúng nào, hoặc hội chúng Sát-đế-ly, hoặc hội chúng Bà-la-môn, hoặc hội chúng Gia chủ, hoặc hội chúng Sa-môn, đi đến không sợ hãi, không rụt rè được? Bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, hạng người ấy đi đến bất cứ hội chúng nào, hoặc hội chúng Sát-đế-ly, hoặc hội chúng Bà-la-môn, hoặc hội chúng Gia chủ, hoặc hội chúng Sa-môn, đi đến không sợ hãi, không rụt rè.

 

8. - Ông nghĩ thế nào, này Sìha, sau khi thân hoại mạng chung, ai có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu hay hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ?

 

- Bạch Thế Tôn, hạng người không có lòng tin, xan tham, keo kiết, ác khẩu làm sao hạng người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này? Bạch Thế Tôn, hạng người có lòng tin, là người thí chủ, ưa thích không chấp thủ, hạng người này, sau khi thân hoại mạng chung, có thể sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

 

9. Bạch Thế Tôn, sáu kết quả hiện tại của bố thí này được Thế Tôn tuyên bố không phải vì họ, con đi đến lòng tin đối với Thế Tôn. Con biết họ. Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ. Các vị A-la-hán có lòng từ mẫn, có lòng từ mẫn với con trước. Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ. Các vị A-la-hán có đi đến thăm, đi đến thăm con trước. Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ. Các vị A-la-hán có nhận lãnh đồ ăn khất thực, nhận lãnh của con trước. Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ. Các vị A-la-hán có thuyết pháp, thuyết pháp cho con trước. . Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ, tiếng đồn tốt đẹp về con được truyền rộng ra: "Tướng quân Sìha là người bố thí, là người hành động, là người ủng hộ chúng Tăng". Bạch Thế Tôn, con là người bố thí, là người thí chủ; con đi đến hội chúng nào, hoặc hội chúng Sát-đế-ly, hoặc hội chúng Bà-la-môn, hoặc hội chúng Gia chủ, hoặc hội chúng Sa-môn, đi đến không sợ hãi, không rụt rè. Bạch Thế Tôn, sáu kết quả hiện tại của bố thí này được Thế Tôn tuyên bố, không phải vì họ, con đi đến lòng tin đối với Thế Tôn. Con biết họ. Nhưng bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã nói về con như sau: "Sìha là người bố thí, là thí chủ, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này". Con không biết vấn đề này, ở đây, con đi đến lòng tin nơi Thế Tôn.

 

- Như vậy là phải, này Sìha! Như vậy là phải, này Sìha! Sìha là người bố thí, là người thí chủ, sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, thiên giới, cõi đời này.

 

(V) (55) Không Có Che Ðậy

 

1. - Này các Tỷ-kheo, có bốn điều Như Lai không phải che đậy, và đối với ba điều, Ngài không có phạm lỗi. Thế nào là bốn điều Như Lai không phải che đậy?

 

2. Này các Tỷ-kheo, thân hành của Như Lai là thanh tịnh. Như Lai không có thân ác hành, khiến Như Lai phải che đậy: "Ðừng để cho người khác biết việc này của Ta!". Này các Tỷ-kheo, khẩu hành của Như Lai là thanh tịnh. Như Lai không có khẩu ác hành, khiến Như Lai phải che đậy: "Ðừng để cho người khác biết việc này của Ta!". Này các Tỷ-kheo, ý hành của Như Lai là thanh tịnh. Như Lai không có ý ác hành, khiến Như Lai phải che đậy: "Ðừng để cho người khác biết việc này của Ta!". Này các Tỷ-kheo mạng sống của Như Lai là thanh tịnh. Như Lai không có tà mạng, khiến Như Lai phải che đậy: "Ðừng để cho người khác biết việc này của Ta!".

 

Bốn điều này, Như Lai không phải che đậy. Thế nào là ba điều Như Lai không có phạm lỗi?

 

3. Này các Tỷ-kheo, pháp được Như Lai khéo thuyết. Ở đây, chắc chắn không có một ai, hoặc Sa-môn, hay Bà-la-môn, hay Thiên nhân, hay Ác ma, hay Phạm thiên, hay một ai ở đời sẽ có thể buộc tội một cách đúng pháp: "Ở đây, pháp không được Ngài khéo thuyết". Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có tướng này. Này các Tỷ-kheo, do không thấy có tướng này, Ta an trú, đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được không hoảng sợ. Này các Tỷ-kheo, con đường đưa đến Niết-bàn cho các đệ tử được Ta làm cho khéo rõ biết. Nhờ thực hành con đường như vậy, các đệ tử của Ta do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ở đây chắc chắn không có một ai, hoặc Sa-môn, hay Bà-la-môn, hay Thiên nhân, hay Ác ma, hay Phạm thiên, hay một ai ở đời sẽ có thể buộc tội một cách đúng pháp: "Ở đây, con đường đưa đến Niết-bàn cho các đệ tử không được Ngài làm cho khéo rõ biết. Nhờ thực hành con đường như vậy, các đệ tử của Ngài do diệt tận các lậu hoặc..., ... và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát". Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có tướng này. Này các Tỷ-kheo, do không thấy có tướng này, Ta an trú, đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được không hoảng sợ. Này các Tỷ-kheo, có đến hàng trăm hội chúng đệ tử của Ta do diệt tận các lậu hoặc, ... chứng ngộ, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát. Ở đây chắc chắn không có một ai, hoặc Sa-môn, hay Bà-la-môn, hay Thiên nhân, hay Ác ma, hay Phạm thiên, hay một ai ở đời sẽ có thể buộc tội một cách đúng pháp: "Như vậy, Ngài không có hàng trăm hội chúng đệ tử, do diệt tận các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình chứng ngộ với thắng trí, chứng đạt và an trú vô lậu tâm giải thoát, tuệ giải thoát.". Này các Tỷ-kheo, Ta không thấy có tướng này. Này các Tỷ-kheo, do không thấy có tướng này, Ta an trú, đạt được an ổn, đạt được không sợ hãi, đạt được không hoảng sợ. Ðối với ba điều này, Ta không có phạm lỗi.

 

Này các Tỷ-kheo, có bốn điều này, Như Lai không phải che đậy, và đối với ba điều này, Ngài không có phạm lỗi.

 

(VI) (56) Kimbila

 

1. Như vầy tôi nghe:

 

Một thời Thế Tôn trú ở Kimbila, tại rừng Trúc. Rồi Tôn giả Kimbila đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Kimbila bạch Thế Tôn:

 

- Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không được tồn tại lâu dài?

 

- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống không cung kính, không tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống không cung kính, không tùy thuận Pháp; sống không cung kính, không tùy thuận chúng Tăng; sống không cung kính, không tùy thuận học pháp, sống không cung kính, không tùy thuận Thiền định; sống không cung kính, không tùy thuận không phóng dật; sống không cung kính, không tùy thuận nghinh đón. Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp không được tồn tại lâu dài.

 

2. - Bạch Thế Tôn, do nhân gì, do duyên gì, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài?

 

- Ở đây, này Kimbila, khi Như Lai nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính, tùy thuận bậc Ðạo Sư, sống cung kính tùy thuận Pháp; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận Thiền định; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận nghinh đón. Này Kimbila, đây là nhân, đây là duyên, khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài.

 

(VII) (57) Bảy Pháp

 

1. - Này các Tỷ-kheo, thành tựu bảy pháp, Tỷ-kheo không bao lâu diệt tận các lậu hoặc... chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Thế nào là bảy?

 

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo có lòng tin, có giữ giới, có nghe nhiều, sống Thiền tịnh, tinh cần tinh tấn, có chánh niệm, có trí tuệ.

 

Thành tựu bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo không bao lâu, do diệt tận các lậu hoặc chứng ngộ, chứng đạt và an trú.

 

(VIII) (58) Ngủ Gục

 

1. Như vầy tôi nghe:

 

Một thời Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, tại vườn Nai. Lúc bấy giờ, Tôn giả Mahàmoggallàna đang ngồi ngủ gục, trong làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thế Tôn với thiên nhãn thanh tịnh siêu nhân, thấy Tôn giả Mahàmoggallàna đang ngồi ngủ gục, trong làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thấy vậy, như nhà lực sĩ duỗi bàn tay đang co lại, hay co lại bàn tay đang duỗi ra; cũng vậy, Thế Tôn biến mất giữa dân chúng Bhagga, tại núi Sumsumàra, rừng Bhesakalà, ở vườn Nai, rồi hiện ra trước mặt Tôn giả Mahàmoggallàna, tại làng Kallavàlamutta, giữa dân chúng Magadha. Thế Tôn ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn; sau khi ngồi, Thế Tôn nói với Tôn giả Mahàmoggallàna:

 

- Này Moggallàna, có phải Thầy ngủ gục? Này Moggallàna, có phải Thầy ngủ gục?

 

- Thưa phải, bạch Thế Tôn.

 

2. - Do vậy, này Moggallàna, khi nào Thầy trú có tưởng và thụy miên xâm nhập Thầy, chớ có tác ý đến nó, chớ có tưởng nhiều đến nó. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

 

3. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna, với tâm của Thầy, hãy tùy tâm, tùy tứ, với ý hãy tùy quán pháp như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

 

4. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy đọc tụng pháp một cách rộng rãi, như đã được nghe, như đã được học thuộc lòng. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

 

5. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy kéo hai lỗ tai của Thầy, và lấy tay xoa bóp tay chân. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

 

6. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy từ chỗ ngồi, đứng dậy lấy nước chùi mắt, nhìn về phía chân trời và nhìn lên các sao lấp lánh. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

 

7. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy tác ý đến quang tưởng và an trú vào tưởng ban ngày. Như ban ngày, ban đêm cũng vậy. Như ban đêm, ban ngày cũng vậy. Như vậy, với tâm rộng mở, không có hạn chế. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

 

8. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy trú tâm trên chỗ kinh hành, với tưởng trước mặt và sau lưng, với căn hướng nội, với ý không hướng ngoại. Sự kiện này có xảy ra, do Thầy trú như vậy, thụy miên ấy được đoạn diệt.

 

9. Nếu Thầy trú như vậy, và thụy miên ấy không được đoạn diệt, thời này Moggallàna Thầy hãy nằm như dáng nằm con sư tử, về phía hông bên phải, hai chân gác lên nhau, chánh niệm tỉnh giác, tác ý với tưởng thức dậy. Và khi thức dậy, này Moggallàna, Thầy hãy thức dậy thật mau, nghĩ rằng: "Ta sẽ trú, không có chú tâm đến lạc nằm ngủ, lạc nằm xuống một bên, lạc thụy miên". Như vậy, này Moggallàna, Thầy cần phải học tập.

 

10. Do vậy, này Moggallàna, hãy học tập như sau: "Không say sưa trong cao mạn, ta sẽ đi đến thăm các gia đình". Này Moggallàna, như vậy các Thầy sẽ học tập. Này Moggallàna, nếu Tỷ-kheo say sưa trong cao mạn đi đến thăm các gia đình. Trong các gia đình, này Moggallàna, người ta có nhiều công việc phải làm. Do vậy, người ta không có tác ý đến Tỷ-kheo đã đi đến. Ở đây, Tỷ-kheo ấy có thể suy nghĩ: "Nay, ai đã chia rẽ ta với gia đình này. Các người này không ưa thích gì ta". Như vậy, do không được gì, vị ấy nản chí, vị ấy giao động; do giao động, vị ấy không phòng hộ, do không phòng hộ, tâm rời xa Thiền định. Do vậy, này Moggallàna, hãy học tập như sau: "Ta sẽ không nói lời khiêu khích". Như vậy, này Moggallàna, Thầy cần phải học tập. Khi nào có lời khiêu khích, này Moggallàna, thời chờ đợi là nhiều lời qua tiếng lại, khi nào có nhiều lời qua tiếng lại, thời có dao động. Với người có dao động, thời không có phòng hộ. Với người không có phòng hộ, tâm rời xa Thiền định. Này Moggallàna, Ta không tán thán tất cả sự liên hệ, nhưng không phải Ta không tán thán tất cả sự liên hệ. Thật vậy, này Moggallàna, Ta không tán thán các vị xuất gia có sự liên hệ, với các gia chủ. Nhưng với các trú xứ ít tiếng ồn, ít tiếng động, thoát khỏi hơi thở của nhiều người, những chỗ ở cô độc xa vắng loài Người, thích hợp cho đời sống Thiền tịnh, Ta tán thán sự liên hệ với những trú xứ như vậy.

 

11. Ðược nghe nói như vậy, Tôn giả Mahàmoggallàna bạch Thế Tôn:

 

- Bạch Thế Tôn, cho đến như thế nào, tóm tắt lại, một Tỷ-kheo được giải thoát nhờ sự đoạn diệt khát ái, đạt đến cứu cánh mục đích, đạt đến cứu cánh an ổn khỏi ách nạn, đạt đến cứu cánh Phạm hạnh, đạt đến cứu cánh của cứu cánh, trở thành tối thượng giữa chư Thiên và loài Người?

 

- Này Moggallàna, ở đây, Tỷ-kheo được nghe như sau: "Không nên thiên chấp tất cả pháp". Này Moggallàna, và Tỷ-kheo được nghe như sau: "Không nên thiên chấp tất cả pháp". Vị ấy thắng tri tất cả pháp; do thắng tri tất cả pháp, vị ấy liễu tri tất cả pháp. Do liễu tri tất cả pháp, phàm có cảm thọ gì được cảm giác, lạc, khổ hay không khổ, không lạc, vị ấy trú tùy quán vô thường đối với các cảm thọ ấy. Vị ấy trú tùy quán ly tham. Vị ấy trú tùy quán đoạn diệt. Vị ấy trú tùy quán từ bỏ. Do vị ấy trú tùy quán vô thường trong các cảm thọ, do vị ấy trú tùy quán ly tham, do vị ấy tùy quán đoạn diệt. Vị ấy trú tùy quán từ bỏ, nên không chấp thủ một cái gì ở đời; do không chấp thủ nên không lo âu; do không tham đắm nên tự mình nhập Niết-bàn. Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, không còn trở lui trong trạng thái này nữa". Này Moggallàna, cho đến như vậy, tóm tắt lại, một Tỷ-kheo được giải thoát nhờ sự đoạn diệt khát ái, đạt đến mục đích cứu cánh, đạt đến cứu cánh an ổn khỏi các ách nạn, đạt đến cứu cánh Phạm hạnh, đạt đến cứu cánh của cứu cánh, trở thành tối thượng giữa chư Thiên và loài Người.

 

Này các Tỷ-kheo, chớ có sợ hãi các công đức. Này các Tỷ-kheo, đồng nghĩa với an lạc chính là các công đức . Ta thắng tri rằng, này các Tỷ-kheo, các công đức được làm lâu ngày có quả dị thục, có sự hình thành khả ái, khả hỷ, khả ý lâu ngày. Trong bảy năm Ta tu tập từ tâm, sau khi tu tập từ tâm bảy năm, trong bảy thành kiếp hoại kiếp, Ta không trở lui lại thế giới này. Khi thế giới ở trong thành kiếp, này các Tỷ-kheo, Ta đi đến thế giới Quang âm thiên. Khi thế giới ở trong kiếp đấy, này các Tỷ-kheo, Ta là Phạm thiên, là Ðại phạm thiên, vị Chiến thắng, vị Vô năng thắng, vị Biến tri, vị Tự tại. Ba mươi sáu lần, này các Tỷ-kheo, Ta là Thiên chủ Sakka. Nhiều lần bảy lần, Ta là vị Chuyển luân vương theo Chánh pháp, là vị Pháp vương, bậc Chiến thắng bốn phương, đạt được sự thanh bình cho quốc độ, đầy đủ bảy món báu. Này các Tỷ-kheo, Ta có bảy loại châu báu này, như là xe báu, voi báu, ngựa báu, châu báu, nữ báu, gia chủ báu và cư sĩ báu là thứ bảy. Ta có hơn một ngàn người con trai, này các Tỷ-kheo, là những bậc anh hùng, dõng mãnh, đánh tan địch quân. Và khi Ta chiến thắng quả đất này, xa cho đến bờ biển, Ta trị vì quả đất này không dùng trượng, không dùng đao, đúng với Chánh pháp.

 

    Hãy xem quả dị thục,

    Của các việc công đức,

    Của các việc hiền thiện,

    Với kẻ tìm an lạc.

    Này Tỷ-kheo, Ta tu,

    Từ tâm trong bảy năm,

    Trong bảy thành hoại kiếp,

    Không trở lại thành kiếp,

    Ta đạt Quang âm thiên,

    Khi thế giới hoại kiếp

    Sanh Phạm cung trống rỗng.

    Bảy lần, Ta đóng vai,

    Ðại Phạm thiên, Tự tại,

    Trong ba mươi sáu lần,

    Làm Thiên chủ Thiên giới.

    Ta làm vua Chuyển luân,

    Chủ tể cõi Diêm-phù.

    Bậc Sát-ly quán đảnh,

    Bậc chủ tể loài Người,

    Ta chiến thắng đất này,

    Không với trượng, với kiếm,

    Không bạo lực, đúng pháp,

    Ðối mọi người bình đẳng,

    Ta trị vì đúng pháp,

    Trên cõi đất tròn này.

    Ta khiến các gia đình,

    Giàu lớn, tài sản lớn,

    Họ hưởng mọi dục lạc,

    Ta đầy đủ bảy báu,

    Chư Phật thương tưởng đời,

    Khéo dạy điều như vậy.

    Ðấy là nhân đại sự,

    Ðược gọi là Ðịa vương.

    Ta là vua, huy hoàng,

    Bảo vệ nhiều tài sản,

    Có thần lực, danh xưng,

    Vương chủ rừng Diêm-phù,

    Ai nghe, không tịnh tín?

    Trừ các loại ác sanh,

    Do vậy muốn lợi ích,

    Cầu vọng sự lớn mạnh,

    Hãy kính trọng diệu pháp,

    Hãy nhớ lời Phật dạy.

 

(IX) (59) Các Người Vợ

 

1. Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvavatthì, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Rồi Thế Tôn đắp y, vào buổi sáng, cầm y bát, đi đến trú xứ của Anàthapindika; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Lúc bấy giờ, trong trú xứ của gia chủ Anàthapindika có nhiều người nói cao tiếng, nói lớn tiếng. Rồi Anàthapindika đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi một bên. Thế Tôn nói với gia chủ Anàthapindika đang ngồi xuống một bên:

 

- Này Gia chủ, vì sao trong nhà của Ông lại có nhiều người nói cao tiếng, nói lớn tiếng như những người đánh cá đang giành giựt cá?

 

- Bạch Thế Tôn, có nàng dâu Sujàtà giàu có đến đây từ một gia đình giàu có. Nàng không vâng lời mẹ chồng, không vâng lời cha chồng, không vâng lời chồng, cũng không cung kính, không tôn trọng, không lễ bái, không cúng dường Thế Tôn.

 

2. Rồi Thế Tôn cho gọi nàng dâu Sujàtà:

 

- Hãy đến đây Sujàtà!

 

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

 

Nàng dâu Sujàtà vâng đáp Thế Tôn, đi đến Thế Tôn, sau khi đến, đảnh lễ Thế Tôn, rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với nàng dâu Sujàtà đang ngồi một bên:

 

- Này Sujàtà có bảy loại vợ này cho người đàn ông. Thế nào là bảy? Vợ như người sát nhân, vợ như người ăn trộm, vợ như người chủ nhân, vợ như người mẹ, vợ như người chị, vợ như người bạn, vợ như người nữ tỳ. Này Sujàtà, có bảy loại vợ cho người đàn ông. Và con thuộc loại vợ nào?

 

- Bạch Thế Tôn, lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn, con không hiểu rõ ý nghĩa một cách rộng rãi. Lành thay, bạch Thế Tôn, nếu Thế Tôn, nếu Thế Tôn thuyết pháp cho con để con có thể hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi lời dạy tóm tắt này của Thế Tôn.

 

- Vậy này Sujàtà, hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ nói.

 

- Thưa vâng Sujàtà vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

 

    Ai tâm bị uế nhiễm,

    Không từ mẫn thương người,

    Thích thú những người khác,

    Khinh rẻ người chồng mình,

    Bị mua chuộc bằng tiền,

    Hăng say giết hại người,

    Hạng người vợ như vậy,

    Ðược gọi vợ sát nhân.

    Còn hạng nữ nhân nào,

    Tiêu xài tài sản chồng,

    Do công nghiệp đem lại,

    Hay thương nghiệp, nông nghiệp,

    Do vậy, nếu muốn trộm,

    Dầu có ít đi nữa,

    Hạng người vợ như vậy,

    Ðược gọi vợ ăn trộm.

    Không ưa thích làm việc,

    Biếng nhác, nhưng ăn nhiều,

    Ác khẩu và bạo ác,

    Phát ngôn lời khó chịu,

    Mọi cố gắng của chồng,

    Ðàn áp và chỉ huy,

    Hạng người vợ như vậy,

    Ðược gọi là vợ chủ nhân.

    Ai luôn luôn từ mẫn,

    Có lòng thương xót người,

    Săn sóc giúp đỡ chồng,

    Như mẹ chăm sóc con,

    Tài sản chồng cất chứa,

    Biết hộ trì gìn giữ,

    Hạng người vợ như vậy,

    Ðược gọi vợ như mẹ,

    Ai như người em gái,

    Ðối xử với chị lớn,

    Biết cung kính tôn trọng,

    Ðối với người chồng mình,

    Với tâm biết tàm quí,

    Tùy thuận phục vụ chồng,

    Hạng người vợ như vậy,

    Ðược gọi vợ như chị.

    Ai ở đời thấy chồng,

    Tâm hoan hỷ vui vẻ,

    Như người bạn tốt lành,

    Ðã lâu từ xa về,

    Sanh gia đình hiền đức,

    Giữ giới, dạ trung thành,

    Hạng người vợ như vậy,

    Ðược gọi vợ như bạn.

    Không tức giận, an tịnh,

    Không sợ hình phạt, trượng,

    Tâm tư không hiềm hận,

    Nhẫn nhục đối với chồng,

    Không phẫn nộ tức giận,

    Tùy thuận lời chồng dạy,

    Hạng người vợ như vậy,

    Ðược gọi vợ nữ tỳ.

    Ở đời các hạng vợ,

    Ðược gọi vợ sát nhân,

    Kể cả vợ ăn trộm,

    Và cả vợ chủ nhân,

    Vợ ấy không giữ giới,

    Ác khẩu và vô lễ

    Khi thân hoại mạng chung,

    Bị sanh vào địa ngục.

    Ở đời các hạng vợ,

    Như mẹ, chị và bạn,

    Và người vợ được gọi,

    Là vợ như nữ tỳ,

    An trú trên giới đức,

    Khéo phòng hộ lâu ngày,

    Khi thân hoại mạng chung,

    Ðược sanh lên thiện thú.

 

Này Sujàtà, có bảy loại vợ này đối với người đàn ông. Con thuộc hạng người nào?

 

- Bạch Thế Tôn, bắt đầu từ hôm nay, Thế Tôn hãy xem con là người vợ đối với chồng như người vợ nữ tỳ.

 

(X) (60) Sân Hận

 

1. - Này các Tỷ-kheo, có bảy pháp này được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hay đàn ông. Thế nào là bảy?

 

2. Ở đây, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này trở thành xấu xí!' Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có dung sắc. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dầu cho người ấy khéo tắm rửa, khéo chải chuốt, tóc râu khéo sửa soạn, mặc toàn đồ trắng rồi người ấy cũng trở thành xấu xí, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ nhất, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này ngủ một cách khổ sở!" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình ngủ một cách an lành. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, dầu có nằm trên ghế dài, nệm trải bằng len, chăn len trắng, chăn len thêu, nệm bằng da con sơn dương gọi là kadali, tấm khảm với lọng che phía trên, ghế dài có đầu gối chân màu đỏ. Tuy vậy, họ vẫn ngủ một cách khổ sở, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ hai, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này không có lợi ích!" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được lợi ích. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, thâu hoạch bất lợi, lại nghĩ rằng: "Ta được lợi ích", thâu hoạch điều bất lợi ích, lại nghĩ rằng: "Ta không được lợi ích". Những pháp này được nắm giữ khiến người khác trở thành thù địch, đưa đến không hạnh phúc, đau khổ lâu dài, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ ba, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

5. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này không có tài sản!" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được tài sản. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, những tài sản nào của họ thâu hoạch do sự phấn chấn tinh cần, cất chứa do sức mạnh của cánh tay, chồng chất do những giọt mồ hôi, đúng pháp, thâu hoạch hợp pháp. Các tài sản ấy được nhà vua cho chở về ngân khố nhà vua, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ tư, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

6. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này không có danh tiếng!" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được danh tiếng. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, nếu có được danh tiếng gì nhờ không phóng dật thâu hoạch được, danh tiếng ấy lánh xa họ, vì bị phẫn nộ chinh phục. Này các Tỷ-kheo, đây là pháp thứ năm, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

7. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này không có bạn bè!" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình có được bạn bè. Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, nếu người đó có những bạn bè thân hữu, bà con huyết thống gì, họ sẽ xa lánh, từ bỏ người đó, vì người đó bị phẫn nộ chinh phục. Ðây là pháp thứ sáu, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

8. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, người thù địch mong muốn kẻ thù địch của mình như sau: "Mong rằng kẻ này sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh trong cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục !" Vì cớ sao? Này các Tỷ-kheo, người thù địch không hoan hỷ kẻ thù địch của mình sau khi thân hoại mạng chung, được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này! Này các Tỷ-kheo, hạng người nào phẫn nộ, bị phẫn nộ chinh phục, bị phẫn nộ chi phối, người đó làm ác hạnh với thân, người đó nói lời ác hạnh với lời, người đó nghĩ đến điều ác hạnh với ý, khi thân hoại mạng chung, người đó sanh vào cõi dữ, ác thú, đọa xứ, địa ngục. Ðây là pháp thứ bảy, được người thù ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

Bảy pháp này, này các Tỷ-kheo, được người thù địch ưa thích, tác thành kẻ thù địch đi đến người phẫn nộ, đàn bà hoặc đàn ông.

 

    Kẻ phẫn nộ xấu xí,

    Ðau khổ khi nằm ngủ,

    Ðược các điều lợi ích

    Lại cảm thấy bất lợi.

    Phẫn nộ, nó đả thương,

    Với thân với lời nói,

    Người phẫn nộ chinh phục,

    Tài sản bị tiêu vong.

    Bị phẫn nộ điên loạn,

    Danh dự bị hủy diệt,

    Bà con cùng bạn bè,

    Lánh xa người phẫn nộ.

    Phẫn nộ sanh bất lợi,

    Phẫn nộ dao động tâm,

    Sợ hãi sanh từ trong,

    Người ấy không rõ biết.

    Phẫn nộ không biết lợi,

    Phẫn nộ không thấy pháp,

    Phẫn nộ chinh phục ai,

    Người ấy bị mê ám.

    Người phẫn nộ thích thú

    Làm ác như làm thiện,

    Về sau phẫn nộ dứt,

    Bị khổ như lửa đốt,

    Như ngọn lửa dầu khói,

    Ðược thấy thất thểu cháy,

    Khi phẫn nộ lan tràn,

    Khi tuổi trẻ nổi nóng,

    Không xấu hổ, sợ hãi,

    Lời nói không cung kính.

    Bị phẫn nộ chinh phục,

    Không hòn đảo tựa nương.

    Việc làm đem hối hận,

    Rất xa với Chánh pháp.

    Ta sẽ tuyên bố họ,

    Hãy nghe như tuyên bố,

    Phẫn nộ giết cả cha,

    Phẫn nộ giết cả mẹ,

    Phẫn nộ giết Phạm chí,

    Phẫn nộ giết phàm phu.

    Chính nhờ mẹ dưỡng dục,

    Người thấy được đời này,

    Nhưng phàm phu phẫn nộ,

    Giết người cho sự sống.

    Chúng sanh tự ví dụ,

    Thương tự ngã tối thượng,

    Phàm phu giết tự ngã,

    Ðiên loạn nhiều hình thức,

    Lấy gươm giết tự ngã,

    Ðiên loại uống thuốc độc,

    Dây tự trói họ chết,

    Trong hang động núi rừng,

    Những hành động sát sanh,

    Khiến tự ngã phải chết.

    Họ làm nhưng không biết,

    Kẻ phẫn nộ hại người,

    Với hình thức phẫn nộ,

    Ma bẫy ẩn trong tâm.

    Hãy nhiếp phục cắt đứt,

    Với tuệ, tấn, chánh kiến,

    Bậc trí tuệ cắt đoạn,

    Mỗi mỗi bất thiện pháp

    Như vậy học tập pháp,

    Không để tâm nản chí,

    Ly sân, không áo não,

    Ly tham, tật đố không,

    Nhiếp phục, đoạn phẫn nộ,

    Vô lậu, nhập Niết-bàn.

 

-ooOoo-

08-04-2019 - 1068 lượt xem

back-to-top.png