NAMO TASSA BHAGAVATO ARAHATO SAMMĀSAMBUDDHASSA
CUNG KỈNH ÐỨC THẾ TÔN, BẬC ỨNG CÚNG, ÐẤNG CHÁNH ÐẲNG GIÁC
*******
I. CHƯƠNG TÂM SANH (CITTUPPĀDAKAṆḌAṂ)
PHÁP THIỆN (kusalā dhammā) (1)
TÁM TÂM ÐẠI THIỆN DỤC GIỚI (Aṭṭha kāmāvacaramakākusalacitta)
TÂM THỨ NHẤT (Citta paṭhama) (2)
PHẦN TRÍCH CÚ (Padabhājanīyaṃ)
[16] - Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm dục giới sanh, câu hành hỷ (3) tương ưng trí (4) gặp cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hoặc cảnh chi chi, trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền có cần quyền, có niệm quyền, có định quyền , có tuệ quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tuệ lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô si, có vô tham ác, có vô sân ác, có chánh kiến có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có tỉnh giác, có chỉ tịnh, có quán minh, có chiếu cố, có bất phóng dật, hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc (5) nào khác liên quan tương sinh (6). Ðây là cảnh pháp thiện.
[17] - Thế nào là xúc trong khi ấy? (7)
Trong khi ấy, pháp mà đụng chạm,va chạm tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
[18] - Thế nào là thọ (8) trong khi ấy?
Trong khi ấy pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, dể chịu thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dể chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái dể chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy.
[19] - Thế nào là tưởng (9) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ cố nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó.
[20] - Thế nào là tư (10) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết, sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tư trong khi ấy.
[21] - Thế nào là tâm(11) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là tâm trong khi ấy.
[22] - Thế nào là tầm (12)trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy. Ðây là tầm trong khi ấy.
[23] - Thế nào là tứ (13)trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, thái độ xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.
[24] - Thế nào là hỷ (14) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phấn khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây là sự hỷ trong khi ấy.
[25] - Thế nào là lạc (15) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.
[26] - Thế nào là nhất hành tâm (16) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.
[27] - Thế nào là tín quyền (17 trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín ; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín quyền trong khi ấy.
[28] - Thế nào là tấn quyền (18) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là tấn quyền trong khi ấy.
[29] - Thế nào là niệm quyền (19) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tuỳ niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm quyền trong khi ấy.
[30] - Thế nào là định quyền (20) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định quyền trong khi ấy.
[31] - Thế nào là tuệ quyền (21) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát,thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ quyền trong khi ấy.
[32] - Thế nào là ý quyền (22) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch định, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[33] - Thế nào là hỷ quyền (23) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.
[34] - Thế nào là mạng quyền (24) trong khi ấy?
Pháp là sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp diễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn của các pháp phi sắc đó. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
[35] - Thế nào là chánh kiến (25) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.
[36] - Thế nào là chánh tư duy (26) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đan tâm khắn khít cảnh, sự suy nghĩ chơn chánh. Ðây là chánh tư duy trong khi ấy.
[37] - Thế nào là chánh tinh tấn (27) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cần cố, cố gắng, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là chánh tinh tấn trong khi ấy.
[38] - Thế nào là chánh niệm (28) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là chánh niệm trong khi ấy.
[39] - Thế nào là chánh định (29) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ định, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là chánh định trong khi ấy.
[40] - Thế nào là tín lực (30) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín ; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín lực trong khi ấy.
[41] - Thế nào là tấn lực trong khi ấy? (31)
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là tấn lực trong khi ấy.
[42] - Thế nào là niệm lực (32)trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự ghi nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm.
[43] - Thế nào là định lực (33) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định lực trong khi ấy.
[44] - Thế nào là tuệ lực (34) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ lực trong khi ấy.
[45] - Thế nào là tàm lực trong khi ấy? (35)
Trong khi ấy, sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm lực trong khi ấy.
[46] - Thế nào là úy lực (36) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là úy lực trong khi ấy.
[47] - Thế nào là vô tham trong khi ấy? (37)
Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham trong khi ấy.
[48] - Thế nào là vô sân (38) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân trong khi ấy.
[49] - Thế nào là vô si (39 trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát,thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, vô si là căn thiện. Ðây là vô si trong khi ấy.
[50] - Thế nào là vô tham ác (40) trong khi ấy.
Trong khi ấy, sự không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác, vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham ác trong khi ấy.
[51] - Thế nào là vô sân ác (41) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác, vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân ác trong khi ấy.
[52] - Thế nào là chánh kiến trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát,thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.
[53] - Thế nào là tàm (43) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự hỗ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm trong khi ấy.
[54] - Thế nào là úy (44) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là úy trong khi ấy.
[55] - Thế nào là tịnh thân (45) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là tịnh thân trong khi ấy.
[56] - Thế nào là tịnh tâm (46)trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự yên lặng, tỉnh lặng, lắng dịu, an tịnh, trạng thái an tịnh của thức uẩn. Ðây là tịnh tâm trong khi ấy.
[57] - Thế nào là khinh thân (47) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là khinh thân trong khi ấy.
[58] - Thế nào là khinh tâm (48) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhẹ nhàng, sự biến chuyển nhẹ nhàng, không chậm chạp, không chần chừ của thức uẩn. Ðây chính là khinh tâm trong khi ấy.
[59] - Thế nào là nhu thân (49) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm mại, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây chính là nhu thân trong khi ấy.
[60] - Thế nào là nhu tâm (50) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhu nhuyễn, sự mềm maị, trạng thái không thô cứng, trạng thái không cương ngạnh của thức uẩn. Ðây là nhu tâm trong khi ấy.
[61] - Thế nào là Thích Thân (51)trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là thích thân trong khi ấy.
[62] - Thế nào là thích tâm (52) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thích nghi, cách thích nghi, tình trạng thích nghi của thức uẩn. Ðây là thích tâm trong khi ấy.
[63] - Thế nào là thuần thân (53) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là thuần thân trong khi ấy.
[64] - Thế nào là thuần tâm (54) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự thuần thục, cách thuần thục, trạng thái thuần thục của thức uẩn. Ðây là thuần tâm trong khi ấy.
[65] - Thế nào là chánh thân (55) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong queo, không vặn vẹo, không quanh co của thọ uẩn, tưởng uẩn. Ðây là chánh thân trong khi ấy.
[66] - Thế nào là chánh tâm (56) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự ngay thẳng, cách ngay thẳng, không cong quẹo, không vặn vẹo, không quanh co của thức uẩn. Ðây là chánh tâm trong khi ấy.
[67] - Thế nào là niệm (57) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm trong khi ấy.
[68] - Thế nào là tỉnh giác (58) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu biết, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẩn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tỉnh giác trong khi ấy.
[69] - Thế nào là chỉ tịnh (59) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền định lực, chánh định. Ðây là chỉ tịnh trong khi ấy.
[70] - Thế nào là quán minh (60) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là quán minh trong khi ấy.
[71] - Thế nào là chiếu cố (61) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là chiếu cố trong khi ấy.
72] - Thế nào là bất phóng dật (62) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững vàng, sự vững trú, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là bất phóng dật trong khi ấy.
[73] - Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp bất thiện.
DỨT PHẦN TRÍCH CÚ.
DỨT PHẦN THỨ NHẤT BẤT THIÊN TỰ (63)
PHẦN ÐIỀU PHÁP (KOṬṬHĀSAVĀRA)
[74] Lại nữa trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có năm chi thiền, có năm chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc, có một thọ, có một tưởng, có một tư, có một tâm, có một thọ uẩn, có một tưởng uẩn, có một hành uẩn, có một thức uẩn, có một ý xứ, có một ý quyền, có một ý thức giới, có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[75] - Thế nào là bốn uẩn (1) trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là bốn uẩn trong khi ấy.
- Thế nào là thọ uẩn (2) trong khi ấy?
Trong khi ấy pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, dễ chịu thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là thọ uẩn trong khi ấy.
- Thế nào là tưởng uẩn (3) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, sự nhận biết, thái độ nhận biết sanh từ xúc ý thức giới đó. Ðây là tưởng uẩn trong khi ấy.
- Thế nào là hành uẩn (4) trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật, hoặc là khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn . Ðây là hành uẩn trong khi ấy.
- Thế nào là thức uẩn (5) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là thức uẩn trong khi ấy.
Và đây là bốn uẩn trong khi ấy.
[76] - Thế nào là hai xứ (6) trong khi ấy?
Tức là ý xứ và pháp xứ.
- Thế nào là ý xứ (7) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý xứ trong khi ấy.
- Thế nào là pháp xứ (8) trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp xứ trong khi ấy.
Và đây là hai xứ trong khi ấy.
[77] - Thế nào là hai giới (9) trong khi ấy?
Tức ý thức giới và pháp giới.
- Thế nào là ý thức giới (10) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức là ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý thức trong khi ấy.
- Thế nào là pháp giới (11) trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp giới trong khi ấy.
Và đây là hai giới trong khi ấy.
[78] - Thế nào là ba thực (12) trong khi ấy?
Tức xúc thực, ý tư thực và thức thực.
- Thế nào là xúc thực (13) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà đụng chạm, va chạm, tư cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc thực trong khi ấy.
- Thế nào là ý tư thực (14) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây là tự thực trong khi ấy.
- Thế nào là thức thực (15) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là thức thực trong khi ấy.
Và đây là ba thực trong khi ấy.
[79] - Thế nào là tám quyền (16) trong khi ấy?
Tức tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, mạng quyền.
- Thế nào là tín quyền (17) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín quyền trong khi ấy.
- Thế nào là tấn quyền (18) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nỗ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn.
- Thế nào là niệm quyền (19) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đãng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm quyền trong khi ấy.
- Thế nào là Ðịnh quyền (20) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm, có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định quyền trong khi ấy.
- Thế nào là tuệ quyền (21) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ quyền trong khi ấy .
- Thế nào là ý quyền trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là ý quyền trong khi ấy .
- Thế nào là hỷ quyền (22) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự dễ chịu thuộc về tâm, sự cảm giác sảng khoái, dễ chiụ sanh từ tâm xúc. Ðây là hỷ quyền trong khi ấy.
- Thế nào là mạng quyền (23) trong khi ấy?
Sự thọ mạng, sự duy trì, sự nuôi sống, sự nuôi dưỡng, sự tiếp đễn, sự tồn tại, sự gìn giữ, sự sống còn, quyền sống còn, của các pháp phi sắc ấy. Ðây là mạng quyền trong khi ấy.
Và đây là tám quyền trong khi ấy.
[80] - Thế nào là năm chi thiền (24) trong khi ấy?
Tức tầm, tứ, hỷ, lạc và nhất hành tâm.
- Thế nào là tầm trong khi ấy? (25)
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghĩ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy. Ðây là tâm trong khi ấy.
- Thế nào là tứ (26) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự gìn giữ, sự giám sát, sự bám sát, sự chăm nom, trạng thái khắn khít, thái độ xem xét của tâm. Ðây là tứ trong khi ấy.
- Thế nào là hỷ (27) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự mừng vui, sự no vui, sự hân hoan, sự hỷ duyệt, sự hài lòng, sự vui vẻ, sự phán khởi, sự thích thú, sự hoan hỷ của tâm. Ðây là hỷ trong khi ấy.
- Thế nào là lạc trong khi ấy (28)
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự dễ chịu thuộc về tâm, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là lạc trong khi ấy.
- Thế nào là nhất hành tâm (29) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là nhất hành tâm trong khi ấy.
Và đây là năm chi thiền trong khi ấy.
[81] - Thế nào là năm chi đạo (30) trong khi ấy?
Tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định.
- Thế nào là chánh kiến (31) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ lựa chọn cân nhắc trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông suốt, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, xắc xảo tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là chánh kiến trong khi ấy.
- Thế nào là chánh tư duy (32) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự tìm cảnh, sự nghỉ ngợi, sự suy xét, sự chuyên chú, sự hướng tâm, sự đem tâm khắn khít cảnh, chánh tư duy. Ðây là chánh tư duy trong khi ấy.
- Thế nào là chánh tinh tấn (33) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, tinh cần, siêng năng, nổ lực, dóc lòng, nghị lực, không nhủn chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn, Ðây là chánh tinh tấn trong khi ấy.
- Thế nào là chánh niệm (34) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đảng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là chánh niệm trong khi ấy.
- Thế nào là chánh định (35) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là chánh định trong khi ấy.
Và đây là năm chi đạo trong khi ấy.
[82] - Thế nào là bảy lực (36) trong khi ấy?
Tức tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực.
- Thế nào là tín lực (37) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tin tưởng, sự tin cậy, sự tín nhiệm, sự tịnh tín; tín là tín quyền, tín lực. Ðây là tín lực trong khi ấy .
- Thế nào là tấn lực (38) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp mà thuộc về tâm, có sự cố gắng, cần cố, ráng sức, chuyên cần, siêng năng, tinh cần, nổ lực, dốc lòng, nghị lực, không nhủ chí, không bỏ qua nguyện vọng, không bỏ qua phận sự, phò trì trách nhiệm; tấn là tấn quyền, tấn lực, chánh tinh tấn. Ðây là tấn lực trong khi ấy.
- Thế nào là niệm lực (39) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự nhớ, sự tùy niệm, sự tưởng niệm, trạng thái ký ức, cách ghi nhận không lơ đảng, không quên; niệm là niệm quyền, niệm lực, chánh niệm. Ðây là niệm lực trong khi ấy.
- Thế nào là định lực (40) trong khi ấy?
Trong khi ấy, đối với tâm có pháp là sự đình trụ, sự vững trú, sự vững vàng, sự không tán loạn, sự không lao chao, tính cách tâm không xao xuyến, chỉ tịnh, định quyền, định lực, chánh định. Ðây là định lực trong khi ấy.
- Thế nào là tuệ lực (41) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến. Ðây là tuệ lực trong khi ấy .
- Thế nào là tàm lực (42) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà hổ thẹn với điều đáng hổ thẹn, hổ thẹn với việc phạm vào các ác bất thiện pháp. Ðây là tàm lực trong khi ấy.
- Thế nào là úy lực (43) trong khi ấy?
Trong khi ấy,sự mà sợ hãi với điều đáng sợ hãi, sợ hãi với việc phạm vào các pháp ác bất thiện pháp. Ðây là úy lực trong khi ấy .
Và đây là bảy lực trong khi ấy.
- Thế nào là ba nhân (44) trong khi ấy?
Tức vô tham, vô sân và vô si.
- Thế nào là vô tham (45) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không tham muốn, không nhiễm đắm, không tham đắm, không tham luyến, không quyến luyến, không tham ác; vô tham là căn thiện. Ðây là vô tham trong khi ấy.
- Thế nào là vô sân (46) trong khi ấy?
Trong khi ấy, sự mà không phiền giận, không hờn giận, thái độ không hờn giận, không sân độc, không sân ác; vô sân là căn thiện. Ðây là vô sân trong khi ấy.
- Thế nào là vô si (47) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là trí hiểu, hiểu rõ, lựa chọn, cân nhắc, trạch pháp, tham khảo, phân định, khảo sát, thông thái, rành mạch, khôn ngoan, sáng suốt, suy xét, nghiên cứu, minh mẫn, mẫn tiệp, hồi quang, quán minh, tỉnh giác, sắc sảo; tuệ là tuệ quyền, tuệ lực, tuệ như vũ khí, tuệ như lâu đài, tuệ như ánh sáng, tuệ như hào quang, tuệ như ngọn đèn, tuệ như bảo vật, vô si, trạch pháp, chánh kiến, vô si là căn thiện. Ðây là vô si trong khi ấy.
Và đây là ba nhân trong khi ấy.
[84] - Thế nào là một xúc (48) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự đụng chạm, sự va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là một xúc trong khi ấy.
[85] - Thế nào là một thọ (49) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là một thọ trong khi ấy.
[86] - Thế nào là một tưởng(50) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, nhận biết, thái độ nhận biết. Ðây là một tưởng trong khi ấy.
[87] - Thế nào là một tư (51) trong khi ấy?
Trong khi ấy, có pháp là sự tính toán, sự cố quyết, thái độ cố quyết. Ðây là một tư trong khi ấy.
[88] - Thế nào là một tâm (52) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm trạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một tâm trong khi ấy.
[89] - Thế nào là một thọ uẩn (53) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự sảng khoái thuộc về tâm, sự dễ chịu thuộc về tâm, là trạng thái cảm thọ sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc, sự cảm giác sảng khoái, dễ chịu sanh từ tâm xúc. Ðây là một thọ uẩn trong khi ấy.
[90] - Thế nào là một tưởng uẩn(54) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự nhận ra, nhận biết, thái độ nhận biết. Ðây là một tưởng uẩn trong khi ấy.
[91] - Thế nào là hành uẩn (55) trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô si, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là một hành uẩn trong khi ấy.
[92] - Thế nào là một thức uẩn (56) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một thức uẩn trong khi ấy.
[93] - Thế nào là một ý xứ (57) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ý xứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một ý xứ trong khi ấy.
[94] - Thế nào là một ý quyền (58) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ýxứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một ý quyền trong khi ấy.
[95] - Thế nào là một ý thức giới (59) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự biết tức ý, tâm địa, tâm tạng, bạch tịnh, ý, ýxứ, ý quyền, thức, thức uẩn, ý thức giới sanh từ đây. Ðây là một ý thức giới trong khi ấy.
[96] - Thế nào là một pháp xứ (60) trong khi ấy?
Tức thọ uẩn tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là một pháp xứ trong khi ấy.
[97] - Thế nào là một pháp giới (61)trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là một pháp giới trong khi ấy.
[98] Hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
DỨT PHẦN ÐIỀU PHÁP
PHẦN KHÔNG TÁNH (SUÑÑATĀVĀRA) (1)
[99] Lại nữa, trong khi ấy có pháp, có uẩn có xứ, có giới, có thực, có quyền có thiền, có đạo, có lực, có nhân, có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm có thọ uẩn có tưởng uẩn, có hành uẩn, có thức uẩn có ý xứ có ý quyền, có ý thức giới, có pháp xứ, có pháp giới, hoặc là có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[100] - Thế nào là các pháp trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây løà các pháp trong khi ấy.
[101] - Thế nào là các uẩn trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn. Ðây là các uẩn trong khi ấy.
[102] - Thế nào là các xứ trong khi ấy?
Tức ý xứ và pháp xứ. Ðây là các xứ trong khi ấy.
[103] - Thế nào là các giới trong khi ấy?
Tức là ý thức giới và pháp giới. Ðây là các giới trong khi ấy.
[104] - Thế nào là các thực trong khi ấy?
Tức xúc thực, ý tư thực và thức thực. Ðây là các thực trong khi ấy.
[105] - Thế nào là các quyền trong khi ấy?
Tức tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, ý quyền, hỷ quyền, và mạng quyền. Ðây là các quyền trong khi ấy.
[106] - Thế nào là thiền trong khi ấy?
Tức tầm, tứ, hỷ, lạc, nhất hành tâm. Ðây là các thiền trong khi ấy?
[107] - Thế nào là đạo trong khi ấy?
Tức chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Ðây là đạo trong khi ấy.
[108] - Thế nào là các lực trong khi ấy?
Tức tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực. Ðây là các lực trong khi ấy.
[109] - Thế nào là các nhân trong khi ấy?
Tức vô tham, vô sân, vô si. Ðây là các nhân trong khi ấy.
[110] - Thế nào là xúc trong khi ấy?... (trùng) ...
Ðây là xúc trong khi ấy.
[111] - Thế nào là thọ trong khi ấy?...(trùng)...
Ðây là thọ trong khi ấy.
[112] - Thế nào là tưởng trong khi ấy? ...(trùng)...
Ðây là tưởng trong khi ấy.
[113] - Thế nào là tư trong khi ấy?...(trùng)...
Ðây là tư trong khi ấy.
[114] - Thế nào là tâm trong khi ấy? ...(trùng)...
Ðây là tâm trong khi ấy.
[115] - Thế nào là thọ uẩn trong khi ấy? ...(trùng)...
Ðây là thọ uẩn trong khi ấy.
[116] - Thế nào là tưởng uẩn trong khi ấy? ...(trùng)...
Ðây là tưởng uẩn trong khi ấy.
[118] - Thế nào là thức uẩn trong khi ấy? ...(trùng)...
Ðây là thức uẩn trong khi ấy.
[119] - Thế nào là ý xứ trong khi ấy? ...(trùng)...
Ðây là ý xứ trong khi ấy.
[120] - Thế nào là ý quyền trong khi ấy? ...(trùng)...
Ðây là ý quyền trong khi ấy.
[121] - Thế nào là ý thức giới trong khi ấy? ...(trùng)...
Ðây là ý thức giới trong khi ấy.
[122] - Thế nào là pháp xứ trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp xứ trong khi ấy.
[123] - Thế nào là pháp giới trong khi ấy?
Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là pháp giới trong khi ấy.
[124] - Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện trong khi ấy.
DỨT PHẦN KHÔNG TÁNH
DỨT TÂM THỨ NHẤT
TÂM THỨ HAI (1)
[125] - Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ tương ưng trí hữu dẫn (2) bắt cảnh sắc... (trùng)... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ...(trùng)... có bất phóng dật ... (trùng) ... Ðây là các pháp thiện.
DỨT TÂM THỨ HAI
TÂM THỨ BA (3)
[126] - Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khỏi câu hành hỷ bất tương ưng trí, bắt cảnh sắc... (trùng)... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có hỷ, có lạc, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có ý quyền, có hỷ quyền, có mạng quyền, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô tham ác, có vô sân ác, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hay là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[127] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có bảy quyền, có năm chi thiền, có bốn chi đạo, có sáu lực, có hai nhân, có một xúc ...(trùng).. có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ...(trùng)...
[128] - Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, hỷ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, hỷ quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân ác, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy ...(trùng)...
Ðây là các pháp thiện ...(trùng)...
DỨT TÂM THỨ BA.
TÂM THỨ TƯ (4)
[129] - Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ bất tương ưng trí (5) hữu dẫn, bắt cảnh sắc ...(trùng)... cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ...(trùng)... có bất phóng dật ...(trùng)... Ðây là các pháp thiện ...(trùng)...
DỨT TÂM THỨ TƯ
TÂM THỨ NĂM (6).
[130] - Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành xả (7) tương ưng trí, bắt cảnh sắc hay cảnh thinh, cảnh khí, cảnh vị, cảnh xúc, cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có tuệ quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có chánh kiến, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tuệ lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô si, có vô tham ác, có vô sân ác, có chánh kiến, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có tỉnh giác, có chỉ tịnh, có quán minh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy, có những sắc pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[131] - Thế nào là xúc trong khi ấy?
Trong khi ấy, các pháp là sự đụng chạm, va chạm, cách đối xúc, trạng thái đối xúc. Ðây là xúc trong khi ấy.
- Thế nào là thọ trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, sanh từ xúc ý thức giới đó, cách cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ cảm xúc. Ðây là thọ trong khi ấy ...(trùng)...
- Thế nào là xả (8) trong khi ấy?
Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, cách cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc từ tâm xúc. Ðây là xả trong khi ấy ...(trùng)...
- Thế nào là xả quyền trong khi ấy? (9)
Trong khi ấy, pháp là sự không vui không buồn thuộc về tâm, cách cảm thọ không khổ không lạc sanh từ tâm xúc, sự cảm giác không khổ không lạc sanh từ cảm xúc. Ðây là xả quyền trong khi ấy.
Hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện.
[132] Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có tám quyền, có bốn chi thiền, có năm chi đạo, có bảy lực, có ba nhân, có một xúc ...(trùng).. có một pháp xứ, có một pháp giới; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ...(trùng)...
[133] - Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, tuệ quyền, mạng quyền, chánh kiến, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tuệ lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân ác, chánh kiến, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, tỉnh giác, chỉ tịnh, quán minh, chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy...(trùng)...
Ðây là các pháp thiện ...(trùng)...
DỨT TÂM THỨ NĂM
TÂM THỨ SÁU (10)
[134] - Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ...(trùng)... cảnh pháp hay cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc ...(trùng)... có bất phóng dật ...(trùng)... Ðây là các pháp thiện ...(trùng)...
DỨT TÂM THỨ SÁU
TÂM THỨ BẢY (11).
[135] - Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khỏi câu hành xả tương ưng trí, bắt cảnh sắc ...(trùng)... cảnh pháp hoặc cảnh chi chi; trong khi ấy có xúc, có thọ, có tưởng, có tư, có tâm, có tầm, có tứ, có xả, có nhất hành tâm, có tín quyền, có tấn quyền, có niệm quyền, có định quyền, có ý quyền, có xả quyền, có mạng quyền, có chánh tư duy, có chánh tinh tấn, có chánh niệm, có chánh định, có tín lực, có tấn lực, có niệm lực, có định lực, có tàm lực, có úy lực, có vô tham, có vô sân, có vô tham ác, có vô sân ác, có tàm, có úy, có tịnh thân, có tịnh tâm, có khinh thân, có khinh tâm, có nhu thân, có nhu tâm, có thích thân, có thích tâm, có thuần thân, có thuần tâm, có chánh thân, có chánh tâm, có niệm, có chỉ tịnh, có chiếu cố, có bất phóng dật; hoặc là trong khi ấy, có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ...(trùng)...
[136] - Lại nữa, trong khi ấy có bốn uẩn, có hai xứ, có hai giới, có ba thực, có bảy quyền, có bốn chi thiền, có bốn chi đạo, có sáu lực, có hai nhân, có một xúc ... (trùng) ... có một xứ, có một giới; hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh. Ðây là các pháp thiện ... (trùng)...
[137] - Thế nào là hành uẩn trong khi ấy?
Tức xúc, tư, tầm, tứ, nhất hành tâm, tín quyền, tấn quyền, niệm quyền, định quyền, mạng quyền, chánh tư duy, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định, tín lực, tấn lực, niệm lực, định lực, tàm lực, úy lực, vô tham, vô sân, vô tham ác, vô sân ác, tàm, úy, tịnh thân, tịnh tâm, khinh thân, khinh tâm, nhu thân, nhu tâm, thích thân, thích tâm, thuần thân, thuần tâm, chánh thân, chánh tâm, niệm, chỉ tịnh, chiếu cố, bất phóng dật hoặc là trong khi ấy có những pháp phi sắc nào khác liên quan tương sinh, ngoại trừ thọ uẩn, ngoại trừ tưởng uẩn, ngoại trừ thức uẩn. Ðây là hành uẩn trong khi ấy...(trùng)...
DỨT TÂM THỨ BẢY
TÂM THỨ TÁM (12).
[138] - Thế nào là các pháp thiện?
Khi nào có tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn, bắt cảnh sắc ... (trùng) ... cảnh pháp hoặc cảnh chi; trong khi ấy có xúc ...(trùng) ...
Có bất phóng dật ...(trùng)... Ðây là các pháp thiện ...(trùng)...
DỨT TÂM THỨ TÁM
DỨT TÁM TÂM ÐẠI THIỆN DỤC GIỚI
DỨT PHẦN THỨ HAI BẤT THIỆN TƯ
-------------------------------------------------
(1) Kusala. Thiện có 5 nghĩa: Không bệnh hoạn (Ārogya) - tốt đẹp suṇdara)- khôn khéo (cheka)- không lỗi lầm (anavajja) - có quả vui (Sukhavipāka).
(2) Tâm thứ nhất này, chỉ tâm đại thiện câu hành hỷ tương ưng trí vô trợ (Somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
(3) Somanassasahagataṃ, tức là tâm có cảm giác vui hay tâm thọ hỷ.
(4) Nāmasampayuttaṃ nghĩa là tâm có trí huệ phối hợp.
(5) Arūpī- Pháp phi sắc, ở đây chỉ cho những sở hữu tâm (Cetasika) có thể hợp với tâm đại thiện này.
(6) Paṭiccasamuppāda, Pháp mà đồng sanh tương ứng, hay sanh liên quan với tâm.
(7) a Phassa (√Phus; phusatī’ ti phasso)
(8) Vedanā (√vid; vedayatī ti vedanā )
(9) Saññā (√sam + nā; sanjānātī di sannā).
(10) Cetanā (√cit; cetayatī’ ti cetanā)
(11) Citta (√cint; cintetī’ ti cittaṃ).
(12) Vitakka (√vi + car; vicaranan’ ti vitakko).
(13) Vicāra (√vi + car; vicaranan’ ti vicāro)
(14) Pīti (√pin; pinayatīti’ pīti).
(15) Sukha (su + √kham; suṭṭhu khamatī’ ti sukho).
(16) Cittass’ ckaggatā (cittássa "cka + agga + tā").
(17) Saddhindriya (saddhā + indriya).
(18) Viriyindriya (viriya + indriya).
(19) Satindriya (sati + indriya).
(20) Samādhindriya (samādhi + indriya)
(21) Paññidriya (paññā + indriya).
(22) Manidriya (mana + indriya).
(23) Somanassindriya (somanassa + indriya).
(24) Jīvitindriya (jīvita + indriya).
(25) Sammādiṭṭhi (sammā + diṭṭhi "√dis").
(26) Sammāsaṅkappo (sammā + saṅkappa "sam + kapp").
(27) Sammāvāyāma (sammā + vāyāma "vi + a √kapp").
(28) Sammāsati (Sammā + sati "√sar").
(29) Sammāsamādhi (sammā + samādhi "saṃ + ā + √dhā").
(30) Saddhābala (saddhā "saṃ + √dah + bala).
(31) Viriyabala (viriya " vi + √ir + bala).
(32) Satibala (sati " √sar" + bala).
(33) Samādhibala (samādhi + bala).
(34) Paññābala (paññā "pa + (√ña" + bala).
(35) Hiribala (hiri + bala).
(36) Ottappabala (ottappa + bala "ava + √tap")
(37) Alobha (na + lobha " lubh").
(38) Adosa (na + dosa " √dus").
(39) Amoha (na + moha "√muh").
(40) Abyāpāda (na + byāpāda. "viā + √pad").
(41) Abyāpāda (na + byāpāda. "viā + √pad").
(43) Hiri.
(44) Ottappa (ava + "√tap").
(45) Kāyappassaddhi (kāya + passaddhi. "pa + sammbh").
(46) Cittappassaddhi (Citta + passaddhi).
(47) Kāyalahutā (kāya + lahutā. "từ lahu")
(48) Cittalahutā (citta + lahutā. "từ lahu").
(49) Kāyamudutā (kāya + muduta. "từ mudu").
(50) Cittamudutā (citta + mudutā. "từ mudu").
(51) Kāyakammaññatā (kāya + kamm + uya + tā).
(52) Cittakammaññatā.
(53) Kāyapāguññatā (kāya + pāguññtā, "pa + gun + ya").
(54) Cittapaguññatā (citta + pāguññatā).
(55) Kāyujukatā (kāya + ujukatā. "uju".
(56) Cittujukatā (citta + ujukatā).
(57) Sati (√sar).
(58) Sampajañña (saṃ +pa + √ñā).
(59) Samatha (√sam).
(60) Vipassanā (vi + √dis).
(61) Paggāha (pa + √gah).
(62) Avikkhepa (na + vikkhepa. "vi + √khip").
(63) Bhānavāra. Phần gồm có 8.000 chữ (pāli).
(1) Khandha chùm, đống, khối, nhóm ... thành phần của pháp thực tướng gồm có danh pháp và sắc pháp (Suññākāraṃ dhārentī’ ti khandhā), những pháp mang thực thể rỗng không gọi là UẨN.
(2) Vedanākhandha (Vedanā + khandha) ở đây nói đến tâm thiện thứ nhất, nên thành phần thọ uẩn là thọ hỷ (Somanassasahagata).
(3) Saññākkhandha (saññā + khandha).
(4) Saṅkhārakkhandha (saṅkhāra + khandha) ở đây chỉ lấy các sở hữu tâm hành uẩn phối hợp tâm đại thiện thứ nhất.
(5) Viññāṇakkhandha(viññāna + khandha) ở đây chỉ cho tâm đại thiện thứ nhất.
(6) Āyatana: cơ quan phát khởi tâm lý (Āyasaṅkhāte cittacetasikadhamme etāni tanonti vithārentī’ ti āyatanāni); gọi là xứ, tức những pháp đó nở sanh mở rộng tâm và sở hữu tâm tiên hành.
(7) Manāyatana (mana + āyatana) Ở đây chỉ cho tâm đại thiện thứ nhất.
(8) Dhammāyatana (dhamma + āyatana). Ở đây chỉ lấy các sở hữu tâm hợp tâm đại thiện thứ nhất
(9) Dhātu bản chất, bản thể, nguyên chất . . . bản thể riêng của thực pháp (nissattanijjī- vaṭṭhena dhātu, giới có nghĩa là không phải chúng sanh, không phải linh hồn. Attano sabhāvam dhāretī’ ti dhātu. Pháp tự mang thực tính gọi là giới).
(10) Manoviññāṇadhātu. Ở đây chỉ tâm đại thiện thứ nhất.
(11) Dhammadhātu ở đây lấy các sở hữu tâm hợp với tâm đại thiện thứ nhất.
(12) Āhāra, thức ăn của danh và sắc.
(13) Phassāhāra(phassa + āhāra), Sở hữu xúc sở hữu tư (Phassacetasika).
(14) Manosañcetanāhāra (manosañcetanā + āhāra), sờ hữu tư (Cetanācetasika).
(15) Viññāṇāhāra (vinnāna + āhāra Ở đây chỉ cho tâm đại thiện thứ nhất.
(16) Indriya, khả năng riêng của pháp (indantiparama-issari-yaṃ karontī’ ti indriyāni. Pháp chủ động, hoạt động độc quyền, gọi là quyền).
(17) Saddhindriya (saddhā + indriya).
(18) Viriyindriya.
(19) Satindriya.
(20) Samādhindriya.
(21) Paññindriya.
(22) Somanassindriya.
(23) Jīvitindriya.
(24) Jhānaṅga (Jhāna + aṅga)
(25) Vitakka.
(26) Vicāra.
(27) Pīti.
(28) Sukha.
(29) Cittassekaggatā
(30) Maggaṅga (magga + aṅga)
(31) Sammāditthi.
(32) Sammāsaṅkappa.
(33) Sammāvāyāma.
(34) Sammāsati.
(35) Sammāsamādhi.
(36) Bala.
(37) Saddhābala
(38) Viriyabala.
(39) satibala.
(40) Samādhibala.
(41) Paññābala.
(42) Hiribala.
(43) Ottappabala.
(44) Hetu.
(45) Alobha.
(46) Adosa.
(47) Amoha.
(48) Eko phasso.
(49) Ekā vedanā.
(50) Ekā sañña.
(51) Ekā cetanā.
(52) Ekaṃ cittaṃ.
(53) Eko vedanākkhandho.
(54) Eko saññakkhandho.
(55) Eko Saṅkhārakkhandho.
(56) Eko viññakkhandho.
(57) Ekaṃ manāyatanaṃ.
(58) Ekaṃ manidriyaṃ
(59) Ekā manoviññāṇdhātu.
(60) Ekaṃ dhammāyatanaṃ.
(61) Ekā dhammadhātu.
(1) Suññatā (suññā + tā)
(1) Chỉ tâm thiện dục giới thứ hai, tức là tâm đại thiện câu hành tương ưng trí hữu dẫn (somanassasahagataṃ ñāṇasampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ mahākusalacittaṃ).
(2) Sasaṅkhārikaṃ, tâm sân khởi phải nhờ động lực thúc đẩy. Tâm sân khởi không cần động lực thúc đẩy, gọi là Vô Dẫn (asaṅkhārikaṃ).
(3) Là tâm đại thiện câu hành hỷ bất tương ưng trí vô dẫn (somanassahagataṃ) ñāṇavippayuttaṃ asaṅkhārikaṃ).
(4) Là chỉ cho tâm đại thiện câu hành hỷ bất tương ưng trí hữu dẫn (somanassasahagataṃ ñāṇavippyuttaṃ sasaṅkhārikaṃ mahākusacittaṃ).
(5) Ñāṇavippayuttaṃ, tâm mà không có trí phối hợp.
(6) Là chỉ cho tâm đại thiện câu hành xả tương ưng trí vô dẫn (upekkhāsahagataṃ ñāṇa - sampayuttaṃ asaṅkhārikaṃ mahākusalacittaṃ).
(7) Upckkhāsahagataṃ, tức là tâm có cảm giác khôngvui không buồn, thản nhiên hay là tâm thọ xả.
(8) Upekkhā (upa + (√ikkh) cảm giác tâm lý không vui không buồn, không khổ không lạc. Ở đây là sở hữu thọ xaû (upekkhāvedanācetasika).
(9) Upekkhindriya (upekkhā + indriya).
(10) Là chỉ tâm đại thiện thọ xả tương ưng trí hữu dẫn (upekkhāsahagataṃ ñāṇsampayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ mahākuaslācittaṃ)
(11) Là chỉ đại thiện câu hành xả bất tương ưng trí vô dẫn (upekkāsahagataṃ ñānavip - payuttaṃ asaṅkhārikaṃ mahākusalacittaṃ)
(12). Là tâm đại thiện câu hành xả bất tương ưng trí hữu dẫn (Upekkhāsahagataṃ ñāṇavippayuttaṃ sasaṅkhārikaṃ mahākusalacittaṃ)
-ooOoo-
10-04-2019 - 1972 lượt xem