TẠNG LUẬT
PHÂN TÍCH GIỚI TỲ KHƯU
(TẬP MỘT)
Tỳ-khưu Indacanda Nguyệt Thiên dịch
Kính lễ đức Thế Tôn, bậc A-la-hán, đấng Chánh Biến Tri!
*******
IV. CHƯƠNG PĀRĀJIKA THỨ TƯ
(Tội khoe pháp thượng nhân không thực chứng)
[227] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra. Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu đồng quan điểm, thân thiết đã vào mùa (an cư) mưa ở bờ sông Vaggumudā. Vào lúc bấy giờ, xứ Vajjī có sự khó khăn về vật thực, đời sống khổ cực, dịch bệnh hoành hành, vật thực được phân phối theo thẻ, không dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực. Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đã khởi ý rằng: “Hiện nay, xứ Vajjī có sự khó khăn về vật thực, đời sống khổ cực, dịch bệnh hoành hành, vật thực được phân phối theo thẻ, không dễ dàng sinh sống bằng sự ra sức khất thực. Còn chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau, vậy bằng phương thức nào chúng ta có thể sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực?”
Một số vị đã nói như vầy:
- Này các đại đức, chúng ta hãy quyết định làm công việc cho các người tại gia đi; như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.
Một số vị đã nói như vầy:
- Này các đại đức, thôi đi! Việc gì lại quyết định làm công việc cho các người tại gia? Này các đại đức, chúng ta hãy đưa tin tức cho các người tại gia đi; như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.
Một số vị đã nói như vầy:
- Này các đại đức, thôi đi! Việc gì lại quyết định làm công việc cho các người tại gia? Việc gì lại đưa tin tức cho các người tại gia? Này các đại đức, chúng ta sẽ nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia rằng: “Vị tỳ khưu như vầy đạt sơ thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt nhị thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt tam thiền, vị tỳ khưu như vầy đạt tứ thiền, vị tỳ khưu như vầy là vị Nhập Lưu, vị tỳ khưu như vầy là vị Nhất Lai, vị tỳ khưu như vầy là vị Bất Lai, vị tỳ khưu như vầy là vị A-la-hán, vị tỳ khưu như vầy có tam Minh, vị tỳ khưu như vầy có lục Thông;” như thế họ sẽ nghĩ đến mà bố thí cho chúng ta. Như thế chúng ta có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau sẽ sống mùa (an cư) mưa một cách thoải mái và sẽ không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.
- Này các đại đức, chính điều này là tốt hơn hết tức là việc chúng ta nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia.
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia:
- Vị tỳ khưu như vầy đạt sơ thiền, ...(như trên)..., vị tỳ khưu như vầy đạt tứ thiền, vị tỳ khưu như vầy là vị Nhập Lưu, ...(như trên)..., vị tỳ khưu như vầy có lục Thông.
Khi ấy, những người dân ấy (nghĩ rằng): “Quả thật điều lợi ích đã có cho chúng ta! Quả thật chúng ta đã đạt được điều tốt! Chúng ta có được các tỳ khưu như vầy trong số các tỳ khưu có giới có thiện pháp vào mùa (an cư) mưa! Quả thật từ trước đến nay không có các tỳ khưu như vầy vào mùa (an cư) mưa như là các vị tỳ khưu có giới có thiện pháp này vậy!” Họ cúng dường đến các tỳ khưu những vật thực loại mềm mà họ không ăn cho chính bản thân, không dâng đến cha mẹ, không cho đến vợ con, không cho đến các tôi tớ và người làm công, không cho đến bạn bè và các quan lại, không cho đến các thân quyến cùng huyết thống. Họ cúng dường đến các tỳ khưu những vật thực loại cứng mà họ không nhai cho chính bản thân, không dâng đến cha mẹ, ...(như trên)..., không cho đến các thân quyến cùng huyết thống. Họ cúng dường đến các tỳ khưu những thức nếm mà họ không nếm thử cho chính bản thân, không dâng đến cha mẹ, ...(như trên)... không cho đến các thân quyến cùng huyết thống. Họ cúng dường đến các tỳ khưu những thức uống mà họ không uống cho chính bản thân, không dâng đến cha mẹ, không cho đến vợ con, không cho đến các tôi tớ và người làm công, không cho đến bạn bè và các quan lại, không cho đến các thân quyến cùng huyết thống.
Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã có được tướng mạo, căn quyền sung mãn, sắc diện rạng rỡ, sắc thân an tịnh.
Điều này đã trở thành thông lệ cho các tỳ khưu đã trải qua mùa (an cư) mưa là đi đến diện kiến đức Thế Tôn. Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy trải qua ba tháng mùa (an cư) mưa đã thu xếp chỗ trú ngụ, cầm y bát, ra đi về phía thành Vesālī. Trong khi tuần tự du hành, các vị đã đi đến thành Vesālī, Mahāvana, giảng đường Kūṭāgāra gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên.
[228] Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu đã sống qua mùa (an cư) mưa ở các phương thì ốm o, cằn cỗi, xuống sắc, có vẻ xanh xao, thân hình nổi đầy gân; trái lại các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā có được tướng mạo, căn quyền sung mãn, sắc diện rạng rỡ, sắc thân an tịnh.
Điều này đã trở thành thông lệ của chư Phật Thế Tôn là niềm nở đối với các tỳ khưu đi đến. Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā điều này:
- Này các tỳ khưu, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không? Các ngươi có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau đã sống qua mùa (an cư) mưa có được thoải mái không? Và chắc hẳn không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực?
- Bạch Thế Tôn, sức khoẻ khá. Bạch Thế Tôn, mọi việc đều tốt đẹp. Và bạch ngài, chúng con có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau đã sống qua mùa (an cư) mưa được thoải mái, và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực.
Các đấng Như Lai dầu biết vẫn hỏi, dầu biết các vị vẫn không hỏi, biết đúng thời các vị mới hỏi, biết đúng thời các vị vẫn không hỏi. Các đấng Như lai hỏi có liên quan đến lợi ích và không (hỏi việc) không có liên quan đến lợi ích, khi không có liên quan đến lợi ích các đấng Như Lai có cách để cắt đứt vấn đề. Chư Phật Thế Tôn hỏi các tỳ khưu bởi hai lý do: “Chúng ta sẽ thuyết Pháp hoặc sẽ quy định điều học cho các đệ tử.” Khi ấy, đức Thế Tôn đã nói với các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā điều này:
- Này các tỳ khưu, các ngươi có sự hòa hợp, thân thiện, không cãi cọ nhau đã sống qua mùa (an cư) mưa được thoải mái và không bị khó nhọc vì đồ ăn khất thực như thế nào?
Khi ấy, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, các ngươi có thực chứng không?
- Bạch Thế Tôn, không có thực chứng.
[229] Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này những kẻ rồ dại, thật không đúng đắn, không hợp lẽ, không tốt đẹp, không xứng pháp sa-môn, không được phép, không nên làm! Này những kẻ rồ dại, tại sao các ngươi vì lý do của bao tử lại nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia? Này những kẻ rồ dại, thà các người bị mổ banh bụng ra bởi con dao bén của kẻ giết trâu bò còn là điều cao thượng, chớ vì lý do của bao tử mà nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia là không (cao thượng). Điều ấy có lý do như thế nào? Này những kẻ rồ dại, bởi vì do nguyên nhân kia [1] các ngươi có thể đi đến cái chết hoặc khổ gần như chết, nhưng không vì nguyên nhân kia, khi tan rã thân xác và chết đi, các ngươi lại có thể bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Này những kẻ rồ dại, quả thật do nguyên nhân này,[2] khi tan rã thân xác và chết đi, các ngươi có thể bị sanh vào bất hạnh, cõi khổ, đọa xứ, địa ngục. Này những kẻ rồ dại, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin hay làm tăng thêm niềm tin của những người đã có đức tin. ...(như trên)...
Sau khi khiển trách, ngài đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:
[230] Này các tỳ khưu, đây là năm kẻ cướp lớn được biết đến ở thế gian? Thế nào là năm? Này các tỳ khưu, ở đây có kẻ cướp lớn khởi ý như vầy: “Đến khi nào được tháp tùng bởi một trăm hay một ngàn, ta sẽ vừa đi quanh làng mạc phố thị kinh thành vừa giết vừa ra lệnh giết, vừa chém vừa ra lệnh chém, vừa hành hạ vừa ra lệnh hành hạ.” Một thời gian sau, được tháp tùng bởi một trăm hay một ngàn, kẻ ấy vừa đi quanh làng mạc phố thị kinh thành vừa giết vừa ra lệnh giết, vừa chém vừa ra lệnh chém, vừa hành hạ vừa ra lệnh hành hạ. Này các tỳ khưu, tương tợ như thế, ở đây có hạng ác tỳ khưu khởi ý như vầy: “Đến khi nào được tùy tùng bởi một trăm hay một ngàn, ta sẽ đi quanh làng mạc phố thị kinh thành và được tiếp rước, được cung kính, được nể sợ, được cúng dường, được tôn trọng, và có được lợi lộc về vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh của các gia chủ và các bậc xuất gia.” Một thời gian sau, được tùy tùng bởi một trăm hay một ngàn, vị ấy đi quanh làng mạc phố thị kinh thành và được tiếp rước, được cung kính, được nể sợ, được cúng dường, được tôn trọng, và có được lợi lộc về vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men chữa bệnh của các gia chủ và các bậc xuất gia. Này các tỳ khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ nhất được biết đến ở thế gian.
Này các tỳ khưu, hơn nữa, ở đây có hạng ác tỳ khưu sau khi đã học tập Pháp và Luật được công bố bởi Như Lai lại xem là của chính bản thân. Này các tỳ khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ nhì được biết đến ở thế gian.
Này các tỳ khưu, hơn nữa, ở đây có hạng ác tỳ khưu bôi nhọ vị trong sạch, có Phạm hạnh, đang thực hành Phạm hạnh thanh tịnh bằng điều phi Phạm hạnh không có nguyên cớ. Này các tỳ khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ ba được biết đến ở thế gian.
Này các tỳ khưu, hơn nữa, ở đây có hạng ác tỳ khưu chiêu dụ mua chuộc các người tại gia bằng các trọng vật là các vật dụng chủ yếu của hội chúng như là tu viện, vùng đất của tu viện, trú xá, vùng đất của trú xá, gường, ghế, nệm, gối, chum đồng, chậu đồng, hũ đồng, vại đồng, rìu, búa, cuốc, xẻng, lưỡi đục, dây leo, tre, cỏ muñja, cỏ pabbaja, cỏ tiṇa, đất sét, đồ gỗ, đồ gốm. Này các tỳ khưu, đây là kẻ cướp lớn thứ tư được biết đến ở thế gian.
Này các tỳ khưu, trong thế gian bao gồm cõi chư thiên, cõi Ma Vương, cõi Phạm thiên, cho đến dòng dõi sa-môn, bà-la-môn, chư thiên, và loài người, kẻ cướp lớn đứng hàng đầu là kẻ khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng. Điều ấy có lý do thế nào? Này các tỳ khưu, các ngươi đã ăn thức ăn của xứ sở theo lối trộm cướp.
Vị tuyên bố thế này,
bản thân như thế khác,
ăn cơm kiểu dối lường
như cờ gian bạc lận.
Nhiều kẻ cổ quấn y,
ác pháp không thu thúc,
kẻ ác, vì nghiệp ác
phải sanh vào địa ngục.
Kẻ ác giới buông lung
thà ăn vào sắt cục
cháy đỏ có lửa ngọn
hơn đồ ăn xứ sở.
[231] Khi ấy, đức Thế Tôn đã khiển trách các vị tỳ khưu ở bờ sông Vaggumudā bằng nhiều phương thức về sự khó khăn trong việc cấp dưỡng, về sự khó khăn trong việc ăn uống, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào tuyên bố về pháp thượng nhân chưa được thắng tri, là pháp thể nhập của bản thân, là pháp thuộc về trí tuệ và sự thấy biết của bậc thánh rằng: ‘Tôi biết như vầy, tôi thấy như vầy.’ Sau đó vào lúc khác, dầu được hỏi hay không được hỏi, (vị ấy) có ước muốn được trong sạch tội đã vi phạm lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi đã không biết như vầy lại nói biết, đã không thấy lại nói thấy, tôi đã nói điều phù phiếm, điều dối trá;’ vị ấy cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú.” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu như thế.
[232] Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu trong khi không thấy tưởng là đã thấy, trong khi không đạt tưởng là đã đạt, trong khi không đắc chứng tưởng là đã đắc chứng, trong khi không thực chứng tưởng là đã thực chứng, đã nói một cách thái quá về trí giải thoát. Một thời gian sau, các vị lại có tâm thiên về tham ái, lại có tâm lại thiên về sân hận, lại có tâm lại thiên về si mê. Các vị ấy đã có nỗi nghi hoặc rằng: “Điều học đã được đức Thế Tôn quy định; và chúng ta trong khi không thấy tưởng là đã thấy, trong khi không đạt tưởng là đã đạt, trong khi không đắc chứng tưởng là đã đắc chứng, trong khi không thực chứng tưởng là đã thực chứng, đã nói một cách thái quá về trí giải thoát, phải chăng chúng ta đã phạm tội pārājika?” Các vị ấy đã kể lại sự việc ấy cho đại đức Ānanda. Đại đức Ānanda đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này Ānanda, có các vị tỳ khưu trong khi không thấy tưởng là đã thấy, trong khi không đạt tưởng là đã đạt, trong khi không đắc chứng tưởng là đã đắc chứng, trong khi không thực chứng tưởng là đã thực chứng, đã nói với sự tự tin thái quá về trí giải thoát; điều ấy vốn không thuộc về trường hợp này.
Sau đó, đức Thế Tôn nhân lý do ấy nhân sự kiện ấy đã thuyết Pháp thoại rồi bảo các tỳ khưu rằng:
- ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào tuyên bố về pháp thượng nhân chưa được thắng tri, là pháp thể nhập của bản thân, là pháp thuộc về trí tuệ và sự thấy biết của bậc thánh rằng: ‘Tôi biết như vầy, tôi thấy như vầy.’ Sau đó vào lúc khác, dầu được hỏi hay không được hỏi, (vị ấy) có ước muốn được trong sạch tội đã vi phạm lại nói như vầy: ‘Này các đại đức, tôi đã không biết như vầy lại nói biết, đã không thấy lại nói thấy, tôi đã nói điều phù phiếm, điều dối trá,’ ngoại trừ vì sự tự tin thái quá; vị này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú.”
[233] Vị nào: là bất cứ vị nào ...(như trên)...
Tỳ khưu: ...(như trên)... Vị này là “vị tỳ khưu” được đề cập trong ý nghĩa này.
Chưa được thắng tri: là không có, không thực chứng, không được biết rõ, trong khi không hiểu, trong khi không thấy thiện pháp ở nơi mình (lại nói): “Tôi có các thiện pháp.”
Pháp thượng nhân nghĩa là thiền, sự giải thoát, định, sự chứng đạt, trí tuệ và sự thấy biết, sự tu tập về Đạo, sự thực chứng về Quả, sự dứt bỏ phiền não, sự không còn bị che lấp của tâm, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng.
Là pháp thể nhập của bản thân: hoặc là thể nhập các thiện pháp ấy vào bản thân, hoặc là thể nhập bản thân vào các thiện pháp ấy.
Trí tuệ: là tam Minh.
Thấy biết: điều gì là trí tuệ điều ấy là sự thấy biết. Điều gì là sự thấy biết điều ấy là trí tuệ.
Tuyên bố: vị nói ra đến người nữ, hoặc đến người nam, hoặc đến người tại gia, hoặc đến vị xuất gia.
Tôi biết như vầy, tôi thấy như vầy: Tôi biết các pháp này, tôi thấy các pháp này, tôi có các pháp này, và tôi thuần thục trong các pháp này.
[234] Sau đó vào lúc khác: được thực hiện trong giây phút nào thì trải qua vào giây phút ấy, vào khoảng thời gian ấy, vào thời điểm ấy.
Dầu được hỏi: Sự việc gì đã cho biết thì được hỏi về việc ấy: “Điều gì đã được đại đức đắc chứng? Được đại đức đắc chứng như thế nào? Được đại đức đắc chứng vào lúc nào? Được đại đức đắc chứng ở đâu? Các phiền não nào đã được đại đức dứt bỏ? Đại đức đã đạt được các pháp nào?”
Hay không được hỏi: hoặc không được bất cứ ai đề cập đến.
Tội đã vi phạm: vị có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, rồi khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng thì phạm tội pārājika.
Có ước muốn được trong sạch: hoặc là có ước muốn trở thành người gia chủ, hoặc là có ước muốn trở thành nam cư sĩ, hoặc là có ước muốn trở thành người phụ việc cho tu viện, hoặc là có ước muốn trở thành vị sa di.
Này các đại đức, tôi đã không biết như vầy lại nói biết, đã không thấy lại nói thấy: Tôi không biết các pháp này, tôi không thấy các pháp này, tôi không có các pháp này, và tôi không thuần thục trong các pháp này.
Tôi đã nói điều phù phiếm, điều dối trá: Điều phù phiếm đã được tôi nói ra, điều dối trá đã được tôi nói ra, điều không thực đã được tôi nói ra, điều không có đã được tôi nói ra, trong lúc tôi không biết tôi lại nói ra.
Ngoại trừ vì sự tự tin thái quá: trừ ra sự tự tin thái quá.
[235] Vị này cũng: được đề cập liên quan đến các vị trước đây.
Là vị phạm tội pārājika: cũng giống như cây thốt nốt bị chặt ở ngọn không thể tăng trưởng được nữa; tương tợ như thế, vị tỳ khưu có ước muốn xấu xa, bị thúc giục bởi ước muốn, khi đã khoác lác về pháp thượng nhân không có không thực chứng, thì không phải là sa-môn, không phải là Thích tử; vì thế, được gọi là “vị phạm tội pārājika.”
Không được cộng trú: Sự cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau, điều ấy gọi là sự cộng trú. Vị ấy không có được điều ấy, vì thế được gọi là “không được cộng trú.”
[236] Pháp thượng nhân nghĩa là thiền, sự giải thoát, định, sự chứng đạt, trí tuệ và sự thấy biết, sự tu tập về Đạo, sự thực chứng về Quả, sự dứt bỏ phiền não, sự không còn bị che lấp của tâm, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng.
Thiền: là sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền.
Sự giải thoát: là vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát.[3]
Định: là vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định.
Sự chứng đạt: là sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện.
Trí tuệ: là tam Minh.
Sự tu tập về Đạo: là tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ Quyền, ngũ Lực, thất Giác Chi, bát Thánh Đạo.
Sự thực chứng về Quả: là sự thực chứng quả vị Nhập Lưu, sự thực chứng quả vị Nhất Lai, sự thực chứng quả vị Bất Lai, sự thực chứng quả vị A-la-hán.
Sự dứt bỏ phiền não: là sự dứt bỏ tham ái, sự dứt bỏ sân, sự dứt bỏ si.
Sự không còn bị che lấp của tâm: nghĩa là tâm không còn bị che lấp bởi tham ái, tâm không còn bị che lấp bởi sân, tâm không còn bị che lấp bởi si.
Sự thỏa thích ở nơi thanh vắng: là sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với sơ thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với nhị thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với tam thiền, sự thỏa thích ở nơi thanh vắng với tứ thiền.
[237] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” (paṭhamaṃ jhānaṃ samāpajjiṃ) bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.”
Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm.
Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi.
Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát.
Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
[238] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi chứng sơ thiền” (paṭhamaṃ jhānaṃ samāpajjāmi) bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.”
Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm.
Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi.
Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát.
Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
[239] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng được sơ thiền” (paṭhamaṃ jhānaṃ samāpanno) bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.”
Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng được sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm.
Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng được sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi.
Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng được sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát.
Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng được sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
[240] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đạt sơ thiền” (paṭhamassa jhānassa lābhimhi) bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.”
Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đạt sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm.
Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đạt sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi.
Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đạt sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát.
Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đạt sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
[241] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi trú sơ thiền” (paṭhamassa jhānassa vāsimhi) bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.”
Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi trú sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm.
Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi trú sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi.
Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi trú sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát.
Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi trú sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
[242] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thực chứng sơ thiền” (paṭhamaṃ jhānaṃ sacchikataṃ mayā) bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.”
Với bốn yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thực chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm.
Với năm yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thực chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi.
Với sáu yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thực chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát.
Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã thực chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
[243] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được nhị thiền, ... tam thiền, ... tứ thiền, ... tôi đạt ... tôi trú tứ thiền, ... tôi đã thực chứng tứ thiền” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
[244] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, ... tôi đạt ... tôi trú vô nguyện giải thoát, ... tôi đã thực chứng vô nguyện giải thoát” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[245] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định, ... tôi đạt ... tôi trú vô nguyện định, ... tôi đã thực chứng vô nguyện định” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[246] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, ... tôi đạt ... tôi trú sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, ... tôi đã thực chứng sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[247] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được tam Minh, ... tôi đạt ... tôi trú tam Minh, ... tôi đã thực chứng tam Minh” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[248] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ... tôi đạt ... tôi trú tứ Như Ý Túc, ... tôi đã thực chứng tứ Như Ý Túc” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[249] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được ngũ Quyền, ngũ Lực, ... tôi đạt ... tôi trú ngũ Lực, ... tôi đã thực chứng ngũ Lực” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[250] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được thất Giác Chi, ... tôi đạt ... tôi trú thất Giác Chi, ... tôi đã thực chứng thất Giác Chi” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[251] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được bát Thánh Đạo, ... tôi đạt ... tôi trú bát Thánh Đạo, ... tôi đã thực chứng bát Thánh Đạo” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[252] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, quả vị A-la-hán, ... tôi đạt ... tôi trú quả vị A-la-hán, ... tôi đã thực chứng quả vị A-la-hán” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[253] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã từ bỏ tham ái, tôi đã quăng bỏ tham ái, tôi đã thoát khỏi tham ái, tôi đã dứt bỏ tham ái, tôi đã xa rời tham ái, tôi đã khai trừ tham ái, tôi đã đoạn trừ tham ái ” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã từ bỏ sân, ...(như trên)...” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã từ bỏ si, tôi đã quăng bỏ si, tôi đã thoát khỏi si, tôi đã dứt bỏ si, tôi đã xa rời si, tôi đã khai trừ si, tôi đã đoạn trừ si” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[254] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, tâm của tôi không bị che lấp bởi si” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
Dứt phần liên quan đến sự trong sạch.
[255] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và nhị thiền, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và nhị thiền, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và nhị thiền” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tam thiền, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và tam thiền, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và tam thiền” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tứ thiền, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và tứ thiền, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và tứ thiền” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[256] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và vô phiền não giải thoát, sơ thiền và vô tướng giải thoát, sơ thiền và vô nguyện giải thoát, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và vô nguyện giải thoát, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và vô nguyện giải thoát” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[257] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và vô phiền não định, sơ thiền và vô tướng định, sơ thiền và vô nguyện định, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và vô nguyện định, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và vô nguyện định” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[258] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sơ thiền và sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sơ thiền và sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[259] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tam Minh, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và tam Minh, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và tam Minh” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[260] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tứ Niệm Xứ, sơ thiền và tứ Chánh Cần, sơ thiền và tứ Như Ý Túc, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và tứ Như Ý Túc, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và tứ Như Ý Túc” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[261] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và ngũ Quyền, sơ thiền và ngũ Lực, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và ngũ Lực, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và ngũ Lực” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[262] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và thất Giác Chi, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và thất Giác Chi, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và thất Giác Chi” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[263] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và bát Thánh Đạo, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và bát Thánh Đạo, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và bát Thánh Đạo” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[264] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và quả vị Nhập Lưu, sơ thiền và quả vị Nhất Lai, sơ thiền và quả vị Bất Lai, sơ thiền và quả vị A-la-hán, ... tôi đạt ... tôi trú sơ thiền và quả vị A-la-hán, ... tôi đã thực chứng sơ thiền và quả vị A-la-hán” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[265] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tôi đã từ bỏ tham ái, ...(như trên)... Tôi đã chứng sơ thiền ...(như trên)... và tôi đã từ bỏ sân ...(như trên)... Tôi đã chứng sơ thiền ...(như trên)... và tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
[266] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền và tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, và tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
Dứt phần phân tích theo sự xoay vòng.
[267] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được nhị thiền và tam thiền, ... tôi đạt ... tôi trú nhị thiền và tam thiền, ... tôi đã thực chứng nhị thiền và tam thiền” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được nhị thiền và tứ thiền, ... tôi đạt ... tôi trú nhị thiền và tứ thiền, ... tôi đã thực chứng nhị thiền và tứ thiền” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng nhị thiền và vô phiền não giải thoát, nhị thiền và vô tướng giải thoát, nhị thiền và vô nguyện giải thoát, nhị thiền và vô phiền não định, nhị thiền và vô tướng định, nhị thiền và vô nguyện định, nhị thiền và sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, nhị thiền và sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, nhị thiền và sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, nhị thiền và tam Minh, nhị thiền và tứ Niệm Xứ, nhị thiền và tứ Chánh Cần, nhị thiền và tứ Như Ý Túc, nhị thiền và ngũ Quyền, nhị thiền và ngũ Lực, nhị thiền và thất Giác Chi, nhị thiền và bát Thánh Đạo, nhị thiền và quả vị Nhập Lưu, nhị thiền và quả vị Nhất Lai, nhị thiền và quả vị Bất Lai, nhị thiền và quả vị A-la-hán, ...(như trên)... Tôi đã chứng được nhị thiền và tôi đã từ bỏ tham ái, ...(như trên)... và tôi đã từ bỏ sân ...(như trên)... và tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si ...(như trên)... Tôi đã chứng nhị thiền và tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, tôi đã chứng nhị thiền và tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, tôi đã chứng nhị thiền và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” bị phạm tội pārājika ...(như trên)... Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được nhị thiền và sơ thiền, ... tôi đạt ... tôi trú nhị thiền và sơ thiền, ... tôi đã thực chứng nhị thiền và sơ thiền” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
Dứt phần tổng hợp theo sự xoay vòng.
Sau khi thực hiện theo mỗi một nhân tố như thế,
phần tổng hợp theo sự xoay vòng nên được tiến hành một cách tròn đủ.
Phần này được tóm tắt.
[268] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si và tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền. ... tâm của tôi không bị che lấp bởi si và tôi đạt ... tôi trú sơ thiền, tâm của tôi không bị che lấp bởi si và tôi đã thực chứng sơ thiền” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si và tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định, sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, tam Minh, tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ Quyền, ngũ Lực, thất Giác Chi, bát Thánh Đạo, quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, quả vị A-la-hán, ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ tham ái, ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ sân ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si ...(như trên)... Tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” bị phạm tội pārājika ...(như trên)...
Dứt phần tóm tắt liên quan đến một nhân tố.
[269] Phần liên quan đến hai nhân tố, phần liên quan đến ba nhân tố, phần liên quan đến bốn nhân tố, phần liên quan đến năm nhân tố, phần liên quan đến sáu nhân tố, phần liên quan đến bảy nhân tố, phần liên quan đến tám nhân tố, phần liên quan đến chín nhân tố, phần liên quan đến mười nhân tố nên được phân tích giống y như cách đã được phân tích ở phần liên quan đến một nhân tố.
Đây là phần liên quan đến tất cả các nhân tố.
[270] Với ba yếu tố, ... Với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng ... tôi chứng ... tôi đã chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định, sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, tam Minh, tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ Quyền, ngũ Lực, thất Giác Chi, bát Thánh Đạo, quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, quả vị A-la-hán, ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ tham ái, ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ sân ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si ...(như trên)... Tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” bị phạm tội pārājika: Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
Dứt phần liên quan đến tất cả các nhân tố.
Dứt phần giảng giải về trường hợp liên quan đến sự trong sạch.
[271] Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng nhị thiền” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng tam thiền” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng tứ thiền” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định, sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, tam Minh, tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ Quyền, ngũ Lực, thất Giác Chi, bát Thánh Đạo, quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, quả vị A-la-hán” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã từ bỏ tham ái, ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ sân ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, tâm của tôi không bị che lấp bởi sân, và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
Dứt phần phân tích theo sự xoay vòng theo từ được chọn lọc
thuộc về các sự việc căn bản.
[272] Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng nhị thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng tam thiền” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng nhị thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng nhị thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Phần tóm tắt theo sự xoay vòng có liên quan đến một nhân tố
thuộc về các sự việc căn bản.
Phần nhân tố được tóm tắt.
[273] Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” lại cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi sân” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Dứt phần tóm tắt có liên quan đến một nhân tố
thuộc về các sự việc căn bản.
[274] Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền và nhị thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng tam thiền” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền và nhị thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Phần phân tích theo sự xoay vòng có liên quan đến hai nhân tố
thuộc về các sự việc căn bản.
[275] Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng nhị thiền và tam thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng tứ thiền” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng nhị thiền và tam thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng nhị thiền và tam thiền” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Phần tổng hợp theo sự xoay vòng có liên quan đến hai nhân tố
thuộc về các sự việc căn bản.
[276] Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi sân và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” lại cố tình nói điều dối trá: “Tôi đã chứng sơ thiền” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi sân và tâm của tôi không bị che lấp bởi si” lại cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội). ...(như trên)...
Dứt phần tóm tắt có liên quan đến hai nhân tố
thuộc về các sự việc căn bản.
[277] Phần liên quan đến ba nhân tố, phần liên quan đến bốn nhân tố, phần liên quan đến năm nhân tố, phần liên quan đến sáu nhân tố, phần liên quan đến bảy nhân tố, phần liên quan đến tám nhân tố, phần liên quan đến chín nhân tố, phần liên quan đến mười nhân tố nên được thực hiện theo như đã được giảng giải ở phần có liên quan đến mỗi một nhân tố thuộc về phần có từ được chọn lọc. Phần có liên quan đến một nhân tố được phân tích như thế nào thì nên được phân tích giống y như thế.
Đây là phần có liên quan đến tất cả các nhân tố.
[278] Với ba yếu tố, ...(như trên)... Với bảy yếu tố, vị có ý định nói rằng: “Tôi đã chứng sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định, sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, tam Minh, tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ Quyền, ngũ Lực, thất Giác Chi, bát Thánh Đạo, quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai, quả vị A-la-hán và tôi đã từ bỏ tham ái, ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ sân ...(như trên)... Tôi đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si, và tâm của tôi không bị che lấp bởi tham ái, tâm của tôi không bị che lấp bởi sân” lại cố tình nói điều dối trá: “Tâm của tôi không bị che lấp bởi si” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội pārājika; (người nghe) không hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
Dứt phần trùng lặp theo sự xoay vòng thuộc về các sự việc căn bản.
Dứt phần giảng giải về trường hợp “Có ý định nói.”
[279] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng ... chứng ... đã chứng được sơ thiền, vị tỳ khưu ấy có sự đạt được ... có sự an trú của sơ thiền, sơ thiền đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội); (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa (tác ác): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói.”
Với bốn yếu tố, với năm yếu tố, với sáu yếu tố, với bảy yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng ... chứng ... đã chứng được sơ thiền, vị tỳ khưu ấy có sự đạt được ... có sự an trú của sơ thiền, sơ thiền đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội); (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa (tác ác): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng ... chứng ... đã chứng được nhị thiền, tam thiền, tứ thiền, vô phiền não giải thoát, vô tướng giải thoát, vô nguyện giải thoát, vô phiền não định, vô tướng định, vô nguyện định, sự chứng đạt về trạng thái vô phiền não, sự chứng đạt về trạng thái vô tướng, sự chứng đạt về trạng thái vô nguyện, tam Minh, tứ Niệm Xứ, tứ Chánh Cần, tứ Như Ý Túc, ngũ Quyền, ngũ Lực, thất Giác Chi, bát Thánh Đạo, quả vị Nhập Lưu, quả vị Nhất Lai, quả vị Bất Lai và quả vị A-la-hán. Vị tỳ khưu ấy có sự đạt được ... có sự an trú vào quả vị A-la-hán, quả vị A-la-hán đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội); (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã từ bỏ tham ái, ...(như trên)... đã từ bỏ sân ...(như trên)... đã từ bỏ, đã quăng bỏ, đã thoát khỏi, đã dứt bỏ, đã xa rời, đã khai trừ, đã đoạn trừ si” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội); (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa (tác ác) ...(như trên)...
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy có tâm không bị che lấp bởi tham ái, có tâm không bị che lấp bởi sân, có tâm không bị che lấp bởi si” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội); (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa (tác ác): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Vị (tỳ khưu) nào cư ngụ trong trú xá của đạo hữu, vị tỳ khưu ấy đã chứng ... chứng... đã chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền ở nơi thanh vắng; vị tỳ khưu ấy có sự đạt được ... có sự an trú của tứ thiền ở nơi thanh vắng, tứ thiền đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy ở nơi thanh vắng” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội); (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa (tác ác): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
[280] Với ba yếu tố, vị cố tình nói điều dối trá: “Vị nào thọ dụng y của đạo hữu, thọ dụng vật thực của đạo hữu, thọ dụng chỗ trú ngụ của đạo hữu, thọ dụng thuốc men trị bệnh của đạo hữu, trú xá của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị nào, y của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị nào, vật thực của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị nào, chỗ trú ngụ của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị nào, thuốc men trị bệnh của đạo hữu đã được thọ dụng bởi vị nào, vị nào đạo hữu đã đi đến và đã dâng y, đã dâng vật thực, đã dâng chỗ trú ngụ, đã dâng thuốc men trị bệnh, vị tỳ khưu ấy đã chứng ... chứng ... đã chứng được sơ thiền, nhị thiền, tam thiền, tứ thiền ở nơi thanh vắng; vị tỳ khưu ấy có sự đạt được ... có sự an trú của tứ thiền ở nơi thanh vắng, tứ thiền ở nơi thanh vắng đã được thực chứng bởi vị tỳ khưu ấy” và (người nghe) hiểu được thì phạm tội thullaccaya (trọng tội); (người nghe) không hiểu được thì phạm tội dukkaṭa (tác ác): Trước tiên, vị ấy khởi ý rằng: “Ta sẽ nói điều dối trá,” trong khi nói (vị ấy biết rằng): “Ta đang nói điều dối trá,” sau khi đã nói (vị ấy biết rằng): “Điều dối trá đã được ta nói,” đã diễn đạt quan điểm, đã diễn đạt điều mong mỏi, đã diễn đạt điều khao khát, đã diễn đạt ý định.
Dứt mười lăm phần trùng lặp.
Dứt phần giảng giải về các trường hợp liên quan đến vật dụng.
[281] Vì sự tự tin thái quá, vị không có ý định khoác lác, vị bị điên, vị có tâm bị rối loạn, vị bị thọ khổ hành hạ, vị vi phạm đầu tiên thì vô tội.
[282]
Khi tự tin thái quá,
trong rừng, đi khất thực,
thầy tế độ, oai nghi,
các trói buộc, hoang vắng,
trú xá, được hộ độ,
không phải là việc khó,
tinh tấn, rồi tử thần,
sợ hãi, này đại đức
ân hận, hành chơn chánh,
với kiên trì gắn bó
đưa đến sự thành tựu,
rồi có hai câu chuyện
chịu đựng về cảm thọ,
bà-la-môn năm chuyện,
ba chuyện vị đề cập
trí giải thoát, ngụ nhà,
các dục đã ngăn chặn,
thỏa thích, và ra đi,
bộ xương và miếng thịt
hai chuyện kẻ giết bò,
cục thịt kẻ bẫy chim,
không da người hàng thịt,
cây gươm kẻ mổ heo,
cây lao thợ săn nai,
mũi tên người xử án,
cây kim kẻ dạy thú,
người đâm thọc bị khâu,
mang tinh hoàn quan tòa,
chìm hố kẻ ngoại tình,
bà-la-môn quỷ quyệt
là kẻ bị ăn phân,
không da gái lăng loàn,
gớm ghiếc bà bói toán,
thị héo hon tàn tạ
đổ than hồng tình địch,
đầu cụt kẻ trảm tù,
tỳ khưu, tỳ khưu ni,
ni tập sự, sa di,
rồi vị sa di ni,
đã xuất gia trong Luật
của Phật Kassapa
chúng đã làm ác nghiệp,
giòng sông Tapodā,
thành Rājagaha,
chiến trận (Licchavi),
và chuyện rồng lặn hụp,
tỳ khưu Sobhita
là vị A-la-hán
nhớ được năm trăm kiếp.
[283] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ do sự tự tin thái quá đã nói về trí giải thoát (aññā). Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Điều học đã được đức Thế Tôn quy định; phải chăng ta đã phạm tội pārājika?” Sau đó, vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, do sự tự tin thái quá thì vô tội.
[284] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ cư ngụ ở trong rừng sau khi mong mỏi rằng: “Như vầy thì dân chúng sẽ kính trọng ta!” Dân chúng đã kính trọng vị ấy. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika. Và này các tỳ khưu, không nên cư ngụ ở trong rừng sau khi đã mong mỏi; vị nào cư ngụ thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đi khất thực sau khi mong mỏi rằng: “Như vầy thì dân chúng sẽ kính trọng ta!” Dân chúng đã kính trọng vị ấy. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika. Và này các tỳ khưu, không nên đi khất thực sau khi đã mong mỏi; vị nào đi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
[285] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã nói với vị tỳ khưu khác điều này:
- Này đại đức, tất cả các vị đệ tử của thầy tế độ của chúng ta đều là các vị A-la-hán.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, (khi ấy) ngươi có tâm gì?
- Bạch Thế Tôn, con có ý định khoác lác.
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika mà phạm tội thullaccaya (trọng tội).[4]
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã nói với vị tỳ khưu khác điều này:
- Này đại đức, tất cả các vị học trò của thầy tế độ của chúng ta đều có đại thần lực, có đại oai lực.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, (khi ấy) ngươi có tâm gì?
- Bạch Thế Tôn, con có ý định khoác lác.
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika mà phạm tội thullaccaya (trọng tội).
[286] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đi kinh hành sau khi mong mỏi rằng: “Như vầy thì dân chúng sẽ kính trọng ta!” Dân chúng đã kính trọng vị ấy. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika. Và này các tỳ khưu, không nên đi kinh hành sau khi đã mong mỏi; vị nào đi kinh hành thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đứng yên sau khi đã mong mỏi ...(như trên)... ngồi xuống sau khi đã mong mỏi ...(như trên)... nằm xuống sau khi mong mỏi rằng: “Như vầy thì dân chúng sẽ kính trọng ta!” Dân chúng đã kính trọng vị ấy. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika. Và này các tỳ khưu, không nên nằm xuống sau khi đã mong mỏi; vị nào nằm xuống thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
[287] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ khoác lác về pháp thượng nhân đến vị tỳ khưu khác. Vị ấy cũng đã nói như vầy:
- Này đại đức, những sự trói buộc (saṃyojanā) của tôi cũng đã được đoạn tận.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, ngươi đã phạm tội pārājika.
[288] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đi đến nơi vắng vẻ rồi khoác lác về pháp thượng nhân. Có vị tỳ khưu biết được tâm người khác đã phản bác vị tỳ khưu ấy rằng:
- Này đại đức, chớ có nói như thế. Điều ấy đại đức không có.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika mà phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đi đến nơi vắng vẻ rồi khoác lác về pháp thượng nhân. Có vị thiên nhân đã phản bác vị tỳ khưu ấy rằng:
- Thưa ngài, chớ có nói như thế. Điều ấy ngài không có.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika mà phạm tội dukkaṭa (tác ác)..
[289] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã nói với nam cư sĩ nọ điều này:
- Này đạo hữu, vị tỳ khưu sống trong trú xá của đạo hữu là vị A-la-hán.
Và vị tỳ khưu ấy sống trong trú xá của người ấy. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, (khi ấy) ngươi có tâm gì?
- Bạch Thế Tôn, con có ý định khoác lác.
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika mà phạm tội thullaccaya (trọng tội).
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ đã nói với nam cư sĩ nọ điều này:
- Này đạo hữu, vị tỳ khưu mà ngươi hộ độ bằng vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men trị bệnh là vị A-la-hán.
Và người ấy đang hộ độ vị tỳ khưu ấy bằng vật dụng là y phục, vật thực, chỗ trú ngụ, và thuốc men trị bệnh. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, (khi ấy) ngươi có tâm gì?
- Bạch Thế Tôn, con có ý định khoác lác.
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika mà phạm tội thullaccaya (trọng tội).
[290] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Các tỳ khưu đã nói với vị ấy điều này:
- Đại đức có pháp thượng nhân không?
- Này các đại đức, không phải là việc khó để nói lên trí giải thoát.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Chỉ có những vị thinh văn của đức Thế Tôn mới có thể nói như thế. Và ta không phải là thinh văn của đức Thế Tôn; phải chăng ta đã phạm tội pārājika?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, (khi ấy) ngươi có tâm gì?
- Bạch Thế Tôn, con không có ý định khoác lác.
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Các tỳ khưu đã nói với vị ấy điều này:
- Đại đức có pháp thượng nhân không?
- Này các đại đức, pháp sẽ được thành tựu với vị có sự tinh tấn được ra sức.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Các tỳ khưu đã nói với vị ấy điều này:
- Này đại đức, chớ có sợ hãi!
- Này các đại đức, tôi không có sợ tử thần.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Các tỳ khưu đã nói với vị ấy điều này:
- Này đại đức, chớ có sợ hãi!
- Này các đại đức, có lẽ vị nào có sự ân hận thì vị ấy mới sợ hãi.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Các tỳ khưu đã nói với vị ấy điều này:
- Đại đức có pháp thượng nhân không?
- Này các đại đức, pháp sẽ được thành tựu với vị có sự hành trì chơn chánh.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Các tỳ khưu đã nói với vị ấy điều này:
- Đại đức có pháp thượng nhân không?
- Này các đại đức, pháp sẽ được thành tựu với vị có sự tinh tấn được ra sức.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.[5]
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Các tỳ khưu đã nói với vị ấy điều này:
- Đại đức có pháp thượng nhân không?
- Này các đại đức, pháp sẽ được thành tựu với vị có sự kiên trì gắn bó.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Các tỳ khưu đã nói với vị ấy điều này:
- Này đại đức, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không?
- Này các đại đức, người nào khác thì không thể chịu đựng nỗi.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Các tỳ khưu đã nói với vị ấy điều này:
- Này đại đức, sức khoẻ có khá không? Mọi việc có được tốt đẹp không?
- Này các đại đức, phàm nhân thì không thể chịu đựng nỗi.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)... Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, (khi ấy) ngươi có tâm gì?
- Bạch Thế Tôn, con có ý định khoác lác.
- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika mà phạm tội thullaccaya (trọng tội).
[291] Vào lúc bấy giờ, có người bà-la-môn nọ đã thỉnh mời các tỳ khưu và đã nói điều này:
- Thưa các ngài, xin các ngài A-la-hán hãy ngự đến.
Các vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Chúng ta không phải là các vị A-la-hán và người bà-la-môn này gọi chúng ta bằng từ A-la-hán. Vậy chúng ta nên xử trí như thế nào đây?” Các vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, vô tội trong việc xưng hô theo đức tin.
Vào lúc bấy giờ, có người bà-la-môn nọ đã thỉnh mời các tỳ khưu và đã nói điều này:
- Thưa các ngài, xin các ngài A-la-hán hãy ngồi xuống.
...(như trên)...
- Thưa các ngài, xin các ngài A-la-hán hãy thọ thực.
...(như trên)...
- Thưa các ngài, xin các ngài A-la-hán hãy được hài lòng.
...(như trên)...
- Thưa các ngài, xin các ngài A-la-hán hãy ra đi.
Các vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Chúng ta không phải là các vị A-la-hán và người bà-la-môn này lại đối xử với chúng ta bằng danh xưng A-la-hán. Vậy chúng ta nên xử trí như thế nào đây?” Các vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, vô tội trong việc xưng hô theo đức tin.
[292] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ khoác lác với vị tỳ khưu khác về pháp thượng nhân. Vị ấy cũng đã nói như vầy:
- Này đại đức, tôi cũng đã đoạn tận các lậu hoặc.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, ngươi đã phạm tội pārājika.
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ khoác lác với vị tỳ khưu khác về pháp thượng nhân. Vị ấy cũng đã nói như vầy:
- Này đại đức, các pháp này cũng được tìm thấy ở tôi.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, ngươi đã phạm tội pārājika.
Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ khoác lác với vị tỳ khưu khác về pháp thượng nhân. Vị ấy cũng đã nói như vầy:
- Này đại đức, tôi cũng thành thục các pháp này.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...
- Này tỳ khưu, ngươi đã phạm tội pārājika
[293] Vào lúc bấy giờ, các thân quyến đã nói với vị tỳ khưu nọ điều này:
- Thưa ngài, hãy đến và ngụ ở trong nhà.
- Này các đạo hữu, người như tôi không thể ngụ ở trong nhà.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, (khi ấy) ngươi có tâm gì?
- Bạch Thế Tôn, con không có ý định khoác lác.
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.
Vào lúc bấy giờ, các thân quyến đã nói với vị tỳ khưu nọ điều này:
- Thưa ngài, hãy đến và thọ dụng các dục.
- Này các đạo hữu, các dục của tôi đã được ngăn chặn.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc và đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, (khi ấy) ngươi có tâm gì?
- Bạch Thế Tôn, con không có ý định khoác lác.
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.
Vào lúc bấy giờ, các thân quyến đã nói với vị tỳ khưu nọ điều này:
- Thưa ngài, xin hãy thỏa thích.
- Này các đạo hữu, tôi được thỏa thích với sự thỏa thích tối thượng.
Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Chỉ có những vị thinh văn của đức Thế Tôn mới có thể nói như thế. Và ta không phải là thinh văn của đức Thế Tôn; phải chăng ta đã phạm tội pārājika?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, (khi ấy) ngươi có tâm gì?
- Bạch Thế Tôn, con không có ý định khoác lác.
- Này tỳ khưu, vị không có ý định khoác lác thì vô tội.
[294] Vào lúc bấy giờ, có nhiều vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa ở trú xứ nọ sau khi thỏa thuận rằng: “Vị nào sẽ rời trú xứ này trước tiên, chúng ta sẽ biết vị ấy là: ‘Vị A-la-hán.’”
Có vị tỳ khưu nọ (nghĩ rằng): “Hãy để cho các vị biết ta là: ‘Vị A-la-hán,’” rồi đã rời trú xứ ấy trước tiên. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng ta đã phạm tội pārājika?” Vị ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này tỳ khưu, ngươi đã phạm tội pārājika.
[295] Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn ngự tại thành Rājagaha, Veḷuvana, nơi nuôi dưỡng các con sóc. Vào lúc bấy giờ, đại đức Lakkhaṇa và đại đức Mahāmoggallāna cư ngụ tại núi Gijjhakūṭa. Khi ấy vào buổi sáng, đại đức Mahāmoggallāna đã mặc y cầm y bát đi đến gặp đại đức Lakkhaṇa, sau khi đến đã nói với đại đức Lakkhaṇa điều này:
- Này đại đức Lakkhaṇa, chúng ta hãy đi vào thành Rājagaha để khất thực.
- Này đại đức, xin vâng. Đại đức Lakkhaṇa đã trả lời đại đức Mahāmoggallāna.
Sau đó, trong khi đi xuống từ núi Gijjhakūṭa ngang qua khu vực nọ, đại đức Mahāmoggallāna đã mỉm cười. Khi ấy, đại đức Lakkhaṇa đã nói với đại đức Mahāmoggallāna điều này:
- Này đại đức Mahāmoggallāna, nhân gì duyên gì đưa đến việc mỉm cười vậy?
- Này đại đức Lakkhaṇa, không phải lúc để giải thích câu hỏi này, hãy hỏi ta câu hỏi này trong sự hiện diện của đức Thế Tôn.
Sau đó, đại đức Lakkhaṇa và đại đức Mahāmoggallāna đã đi khất thực ở trong thành Rājagaha, sau bữa ăn khi đi khất thực trở về đã đi đến gặp đức Thế Tôn, sau khi đến đã đảnh lễ đức Thế Tôn rồi ngồi xuống ở một bên. Khi đã ngồi xuống một bên, đại đức Lakkhaṇa đã nói với đại đức Mahāmoggallāna điều này:
- Ở đây, đại đức Mahāmoggallāna, trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa ngang qua khu vực nọ, đã mỉm cười. Này đại đức Mahāmoggallāna, nhân gì duyên gì đưa đến việc mỉm cười vậy?
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy bộ xương đang đi trong hư không và có những con chim kên kên, chim quạ, chim ưng[6] lăn xả lao vào bộ xương ấy, day nghiến, bóc ra, rứt ra các phần ở khoảng giữa các xương sườn; và bộ xương ấy đã rên rỉ khổ sở. Này đại đức, ta đây đã khởi ý điều này: “Thật là kỳ diệu! Thật là phi thường! Cũng có chúng sanh lại trở thành như thế này! Cũng có dạ-xoa lại trở thành như thế này! Cũng có ngạ quỷ lại trở thành như thế này! Cũng có sự hình thành bản ngã lại là như thế này!”
Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Đại đức Mahāmoggallāna khoác lác về pháp thượng nhân.
Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, quả thật các thinh văn sống với mắt thấy như thật! Này các tỳ khưu, quả thật các thinh văn sống với trí biết như thật! Bởi vì là thinh văn thì sẽ biết, hoặc sẽ thấy, hoặc sẽ chứng kiến điều như thế. Này các tỳ khưu, trước đây ta đã thấy chúng sanh ấy, tuy nhiên ta đã không nói ra. Và nếu ta nói ra điều ấy thì những kẻ khác có thể không tin ta, những ai không tin ta thì việc ấy sẽ đem lại cho chúng sự bất hạnh khổ đau lâu dài. Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là kẻ giết trâu bò ở ngay trong thành Rājagaha này. Kẻ ấy, do quả của nghiệp ấy, sau khi đã bị nung nấu trong địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm, và do quả dư sót của chính nghiệp ấy đã đạt đến sự hình thành bản ngã có hình thức như thế. Này các tỳ khưu, Moggallāna đã nói sự thật. Này các tỳ khưu, Moggallāna là vô tội.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy miếng thịt đang đi trong hư không và có những con chim kên kên, chim quạ, chim ưng lăn xả lao vào miếng thịt ấy, day nghiến, bóc ra, rứt ra; và miếng thịt ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là kẻ giết trâu bò ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy cục thịt đang đi trong hư không và có những con chim kên kên, chim quạ, chim ưng lăn xả lao vào cục thịt ấy, day nghiến, bóc ra, rứt ra; và cục thịt ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là kẻ bẫy chim ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người đàn ông không có lớp da (bao bọc)[7] đang đi trong hư không và có những con chim kên kên, chim quạ, chim ưng lăn xả lao vào người ấy, day nghiến, bóc ra, rứt ra; và người ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là người hàng thịt ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người có lông là các cây gươm đang đi trong hư không và những cây gươm ấy lăn xả lao vào người ấy, rơi xuống trên cơ thể của chính người ấy; và người ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là người mổ heo ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người có lông là các cây lao đang đi trong hư không và những cây lao ấy lăn xả lao vào người ấy, rơi xuống trên cơ thể của chính người ấy; và người ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là người thợ săn nai ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người có lông là các mũi tên đang đi trong hư không và những mũi tên ấy lăn xả lao vào người ấy, rơi xuống trên cơ thể của chính người ấy; và người ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là người tra khảo ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người có lông là các cây kim đang đi trong hư không và những cây kim ấy lăn xả lao vào người ấy, rơi xuống trên cơ thể của chính người ấy; và người ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là người đánh xe ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người có lông là các cây kim đang đi trong hư không và những cây kim ấy đã đi vào đầu của người ấy rồi đi ra từ miệng, đã đi vào miệng rồi đi ra từ ngực, đã đi vào ngực rồi đi ra từ bụng, đã đi vào bụng rồi đi ra từ hai đùi, đã đi vào hai đùi rồi đi ra từ hai cẳng chân, đã đi vào hai cẳng chân rồi đi ra từ hai bàn chân; và người ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là kẻ nói lời đâm thọc ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người hình thù quỷ sứ đang đi trong hư không. Trong lúc đi, người ấy đặt hai tinh hoàn ở trên vai rồi đi. Trong khi ngồi xuống, người ấy ngồi xuống trên chính hai tinh hoàn ấy. Và có những con chim kên kên, chim quạ, chim ưng lăn xả lao vào người ấy, day nghiến, bóc ra, rứt ra; và người ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là quan xử án[8] ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người bị chìm đến tận đầu ở trong hố phân ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là kẻ phạm tội ngoại tình ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người bị chìm đến tận đầu ở trong hố phân, ăn phân bằng hai bàn tay ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là kẻ bà-la-môn quỷ quyệt ở ngay trong thành Rājagaha này. Trong thời giáo pháp của đức Chánh Đẳng Giác Kassapa, kẻ ấy đã thỉnh mời hội chúng tỳ khưu bữa ăn. Sau khi cho người đổ đầy máng phân và thông báo thời giờ, kẻ ấy đã nói điều này: “Này các ngài, hãy ăn ở đây theo ý thích rồi hãy mang đi.” Kẻ ấy, do quả của nghiệp ấy, sau khi đã bị nung nấu trong địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm, và do quả dư sót của chính nghiệp ấy đã đạt đến sự hình thành bản ngã có hình thức như thế. Này các tỳ khưu, Moggallāna đã nói sự thật. Này các tỳ khưu, Moggallāna là vô tội.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người đàn bà không có lớp da (bao bọc) đang đi trong hư không và có những con chim kên kên, chim quạ, chim ưng lăn xả lao vào cô ấy, day nghiến, bóc ra, rứt ra; và cô ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, người đàn bà ấy đã là gái lăng loàn ở ngay trong thành Rājagaha này. ...(như trên)... Này các tỳ khưu, Moggallāna đã nói sự thật. Này các tỳ khưu, Moggallāna là vô tội.
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người đàn bà hôi thối gớm ghiếc đang đi trong hư không và có những con chim kên kên, chim quạ, chim ưng lăn xả lao vào cô ấy, day nghiến, bóc ra, rứt ra; và cô ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, người đàn bà ấy đã là bà bói toán ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy người đàn bà bị thiêu đốt, héo hon, tàn tạ; và cô ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, người đàn bà ấy đã là đệ nhất hoàng hậu của đức vua Kāliṅga. Bà ta lộ vẻ ghen tương đã dùng chậu than cháy đỏ trút lên người tình địch.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy thi thể không đầu đang đi trong hư không, còn các con mắt và miệng thì ở trên ngực của người ấy, và có những con chim kên kên, chim quạ, chim ưng lăn xả lao vào người ấy, day nghiến, bóc ra, rứt ra; và người ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, chúng sanh ấy đã là người xử tử bọn trộm cướp tên Dāmarika ở ngay trong thành Rājagaha này.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy vị tỳ khưu đang đi trong hư không, y hai lớp (saṅghāti) của vị ấy bị cháy đỏ, cháy rực, có ngọn lửa, bình bát cũng bị cháy đỏ, cháy rực, có ngọn lửa, dây thắt lưng cũng bị cháy đỏ, cháy rực, có ngọn lửa, thân hình cũng bị cháy đỏ, cháy rực, có ngọn lửa; và vị ấy đã rên rỉ khổ sở. ...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, vị tỳ khưu ấy đã là vị ác tỳ khưu ở vào thời giáo pháp của đức Chánh Đẳng Giác Kassapa.
...(như trên)...
- Này đại đức, ở đây trong khi đang đi xuống từ núi Gijjhakūṭa, ta đã nhìn thấy vị tỳ khưu ni ...(như trên)... đã nhìn thấy vị ni tu tập sự, đã nhìn thấy vị sa di, đã nhìn thấy vị sa di ni đang đi trong hư không, y hai lớp (saṅghāti)[9] của vị ni ấy bị cháy đỏ, cháy rực, có ngọn lửa, bình bát cũng bị cháy đỏ, cháy rực, có ngọn lửa, dây thắt lưng cũng bị cháy đỏ, cháy rực, có ngọn lửa, thân hình cũng bị cháy đỏ, cháy rực, có ngọn lửa; và vị ni ấy đã rên rỉ khổ sở. Này đại đức, ta đây đã khởi ý điều này: “Thật là kỳ diệu! Thật là phi thường! Cũng có chúng sanh lại trở thành như thế này! Cũng có dạ-xoa lại trở thành như thế này! Cũng có ngạ quỷ lại trở thành như thế này! Cũng có sự hình thành bản ngã lại là như thế này!”
Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Đại đức Mahāmoggallāna khoác lác về pháp thượng nhân.
Khi ấy, đức Thế Tôn đã bảo các vị tỳ khưu rằng:
- Này các tỳ khưu, quả thật các thinh văn sống với mắt thấy như thật! Này các tỳ khưu, quả thật các thinh văn sống với trí biết như thật! Bởi vì là thinh văn thì sẽ biết, hoặc sẽ thấy, hoặc sẽ chứng kiến điều như thế. Này các tỳ khưu, trước đây ta đã thấy vị sa di ni ấy tuy nhiên ta đã không nói ra. Và nếu ta nói ra thì những kẻ khác có thể không tin ta, những ai không tin ta thì việc ấy sẽ đem lại cho chúng sự bất hạnh khổ đau lâu dài. Này các tỳ khưu, vị sa di ni ấy đã là ác sa di ni ở vào thời giáo pháp của đức Chánh Đẳng Giác Kassapa. Vị ni ấy, do quả của nghiệp ấy, đã bị nung nấu trong địa ngục nhiều năm, nhiều trăm năm, nhiều ngàn năm, nhiều trăm ngàn năm, và do quả dư sót của chính nghiệp ấy đã đạt đến sự hình thành bản ngã có hình thức như thế. Này các tỳ khưu, Moggallāna đã nói sự thật. Này các tỳ khưu, Moggallāna là vô tội.
[296] Khi ấy, đại đức Mahāmoggallāna đã nói với các tỳ khưu rằng:
- Này các đại đức, giòng sông Tapodā chảy ra từ cái hồ có nước trong, có nước mát, có nước ngọt, có nước thanh khiết, có chỗ nghỉ chân xinh đẹp, đáng thưởng ngoạn, có nhiều cá và rùa, có những đoá hoa sen tròn nở rộ, và giờ đây giòng sông Tapodā này đã trở nên nóng bỏng và trôi chảy.
Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao đại đức Mahāmoggallāna lại nói như vầy: “Này các đại đức, giòng sông Tapodā chảy ra từ cái hồ có nước trong, có nước mát, có nước ngọt, có nước thanh khiết, có chỗ nghỉ chân xinh đẹp, đáng thưởng ngoạn, có nhiều cá và rùa, có những đoá hoa sen tròn nở rộ, và giờ đây giòng sông Tapodā này đã trở nên nóng bỏng và trôi chảy”? Đại đức Mahāmoggallāna khoác lác về pháp thượng nhân.
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, giòng sông Tapodā chảy ra từ cái hồ có nước trong, có nước mát, có nước ngọt, có nước thanh khiết, có chỗ nghỉ chân xinh đẹp, đáng thưởng ngoạn, có nhiều cá và rùa, có những đoá hoa sen tròn nở rộ, và giờ đây giòng sông Tapodā này đã trở nên nóng bỏng và trôi chảy. Này các tỳ khưu, tuy nhiên giòng sông Tapodā này đi qua giữa hai đại địa ngục; vì thế, giòng sông Tapodā này đã trở nên nóng bỏng và trôi chảy. Này các tỳ khưu, Moggallāna đã nói sự thật. Này các tỳ khưu, Moggallāna là vô tội.
[297] Vào lúc bấy giờ, đức vua Seniya Bimbisāra xứ Magadha, trong lúc giao chiến với các vị Licchavi, đã bị đánh tan tác. Sau đó, khi đã gom góp lại đội binh hậu bị, đức vua đã đánh bại các vị Licchavi. Và trong trận chiến có sự vui mừng loan truyền rằng: “Các vị Licchavi đã bị đức vua đánh tan tác.” Khi ấy, đại đức Mahāmoggallāna đã nói với các tỳ khưu rằng:
- Này các đại đức, đức vua đã bị các vị Licchavi đánh tan tác. Và trong trận chiến có sự vui mừng loan truyền rằng: “Các vị Licchavi đã bị đức vua đánh tan tác.”
Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao đại đức Mahāmoggallāna lại nói như vầy: “Này các đại đức, đức vua đã bị các vị Licchavi đánh tan tác. Và trong trận chiến có sự vui mừng loan truyền rằng: ‘Các vị Licchavi đã bị đức vua đánh tan tác’”? Đại đức Mahāmoggallāna khoác lác về pháp thượng nhân.
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, trước tiên đức vua đã bị các vị Licchavi đánh tan tác. Sau đó, khi đã gom góp lại đội binh hậu bị, đức vua đã đánh bại các vị Licchavi. Này các tỳ khưu, Moggallāna đã nói sự thật. Này các tỳ khưu, Moggallāna là vô tội.
[298] Sau đó, đại đức Mahāmoggallāna đã nói với các tỳ khưu rằng:
- Này các đại đức, ở đây tôi đã chứng đạt định bất thối (āneñjaṃ samādhiṃ) ở nơi bờ sông Sappinikā. Tôi đã nghe tiếng động của các con rồng đang hụp xuống rồi trồi lên và gầm lên tiếng rống.
Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao đại đức Mahāmoggallāna lại nói như vầy: “Này các đại đức, ở đây tôi đã chứng đạt định bền vững ở nơi bờ sông Sappinikā. Tôi đã nghe tiếng động của các con rồng đang hụp xuống rồi trồi lên và gầm lên tiếng rống”? Đại đức Mahāmoggallāna khoác lác về pháp thượng nhân.
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, Moggallāna có loại định này và vị ấy chưa được thuần thục lắm.[10] Này các tỳ khưu, Moggallāna đã nói sự thật. Này các tỳ khưu, Moggallāna là vô tội.
[299] Khi ấy, đại đức Sobhita đã nói với các tỳ khưu rằng:
- Này các đại đức, tôi nhớ được năm trăm kiếp.
Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao đại đức Sobhita lại nói như vầy: “Này các đại đức, tôi nhớ được năm trăm kiếp”? Đại đức Sobhita khoác lác về pháp thượng nhân.
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, Sobhita đã sống kiếp sống ấy, và kiếp sống ấy chỉ là một kiếp sống của Sobhita. Này các tỳ khưu, Sobhita đã nói sự thật. Này các tỳ khưu, Sobhita là vô tội.
Dứt điều pārājika thứ tư.
*******
[300] Bạch chư đại đức, bốn điều pārājika đã được đọc tụng xong. Vị tỳ khưu vi phạm điều nọ hoặc điều kia thuộc về các điều này thì không đạt được sự cộng trú cùng với các vị tỳ khưu,[11] trước đây như thế nào[12] thì sau này là như vậy; (vị ấy) là vị phạm tội pārājika không được cộng trú.
Trong các điều ấy, tôi hỏi các đại đức rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?
Đến lần thứ nhì, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?
Đến lần thứ ba, tôi hỏi rằng: Chắc hẳn các vị được thanh tịnh trong vấn đề này?
Các đại đức được thanh tịnh nên mới im lặng. Tôi ghi nhận sự việc này là như vậy.
Dứt Chương Pārājika.
*******
Tóm lược chương này:
(Thực hiện) việc đôi lứa,
lấy vật không được cho,
thân mạng của con người,
(tuyên bố) pháp thượng nhân,
(Như vậy) có bốn điều
(gọi) pārājika,
sự việc nên chia chẻ,
mối nghi hoặc chẳng còn.
----------------------------------------------
[1] Là việc bị mổ banh bụng ra bởi con dao bén của kẻ giết trâu bò.
[2] Là việc nói lời ca ngợi lẫn nhau về pháp thượng nhân đến các người tại gia.
[3] Vô phiền não giải thoát (suññato vimokkho) là nội tâm không còn tham sân si, vô tướng giải thoát (animitto vimokkho) là nội tâm không còn các biểu hiện của tham sân si, vô nguyện giải thoát (appaṇihito vimokkho) là không còn trạng thái mong mỏi về tham sân si (theo lời giải thích của ngài Buddhaghosa).
[4] Vị ấy không phạm pārājika vì chưa đề cập rõ ràng bản thân vị ấy là A-la-hán. Có một số câu chuyện ở các phần kế cũng được giải thích tương tợ.
[5] Câu chuyện này được lập lại y như câu chuyện ở phía trên.
[6] Ngài Buddhaghosa gọi các loài chim kên kên, chim quạ, chim ưng này là các loài dạ-xoa có hình dạng chim (yakkhagijjhā, yakkhakākā, yakkhakulalā).
[7] Ngài Buddhaghosa giải thích rằng người này đã giết các con dê rồi lột da nên bị quả báu không có lớp da bao bọc. Các câu chuyện kế là những ví dụ về sự liên quan về nhân quả và nghiệp báo.
[8] Người này tuy là quan xử án nhưng nhận của hối lộ ở nơi kín đáo rồi xử án thiên lệch nên bị trả quả phải phơi bày vật kín ra (Theo ngài Buddhaghosa).
[9] Có thể đây là một lầm lẫn trong lúc gom các đoạn văn trùng lặp lại với nhau vì các vị ni tu tập sự, sa di, sa di ni không có y hai lớp (saṅghāt,i). Chỉ tỳ khưu và tỳ khưu ni mới có y này.
[10] Đoạn này phỏng dịch theo ý dựa vào lời giảng giải của ngài Buddhaghosa (Attheso bhikkhave samādhi so ca kho aparisuddho).
[11] Theo ngài Buddhaghosa, vị ấy không còn được tham dự các lễ Uposatha, Pavāraṇā, việc đọc tụng giới bổn Pātimokkha, và các hành sự của hội chúng (saṅghakamma).
[12] Trước đây còn tại gia chưa tu lên bậc trên sự cách biệt đối với các vị tỳ khưu như thế nào thì bây giờ theo như thế (giải thích theo ngài Buddhaghosa).
-ooOoo-
08-03-2019 - 1137 lượt xem