Địa chỉ: Khu 2, ấp 4, Xã Tóc Tiên, Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hotline: 0907 249 746

IV. CHƯƠNG TRÍCH YẾU

IV. CHƯƠNG TRÍCH YẾU (ATTHUDDHARAKANDAƯ)

 

TAM ÐỀ (TIKA)

 

[878] - Thế nào là các pháp thiện?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực. Ðây là các pháp thiện.

 

- Thế nào là các pháp bất thiện?

 

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp bất thiện.

 

- Thế nào là các pháp vô ký?

 

Tức dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô ký.

 

[879] - Thế nào là các pháp tương ưng lạc thọ?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành hỷ, bốn tâm bất thiện, năm tâm dị thục và tố của thiện dục giới, ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, ba hoặc bốn bậc thiền siêu thế thiện, dị thục, ngoại trừ lạc thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng lạc thọ.

 

- Thế nào là các pháp tương ưng khổ thọ?

 

Tức hai tâm khởi sanh câu thành ưu, thân thức câu hành khổ, ngoại trừ khổ thọ phát sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng khổ thọ.

 

- Thế nào là các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành xả, sáu tâm bất thiện, mười tâm dị thục quả thiện dục giới, sáu tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố, tứ thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện dị thục và tố thuộc vô sắc, tứ thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ phi khổ phi lạc thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng phi khổ phi lạc thọ. Ba thọ, sắc và Níp Bàn, các pháp này không nên nói là tương ưng lạc thọ, hoặc tương ưng khổ thọ, hoặc tương ưng phi khổ phi lạc thọ.

 

[880] - Thế nào là các pháp dị thục?

 

Tức dị thục trong bốn lãnh vực. Ðây là các pháp dị thục.

 

- Thế nào là các pháp dị thục nhân?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực và bất thiện. Ðây là các pháp dị thục nhân.

 

- Thế nào là các pháp dị thục phi dị thục nhân?

 

Tức vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi dị thục phi dị thục nhân.

 

[881] - Thế nào là các pháp thành do thủ cảnh thủ?

 

Tức dị thục trong ba lãnh vực, và bất cứ sắc nào do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp thành do thủ cảnh thủ.

 

- Thế nào là các pháp phi thành do thủ cảnh thủ?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, vô ký tố trong ba lãnh vực, và bất cứ sắc nào không do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp phi thành do thủ cảnh thủ.

 

- Thế nào là các pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi thành do thủ và phi cảnh thủ.

 

[882] - Thế nào là các pháp phiền toái cảnh phiền não?

 

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp phiền toái cảnh phiền não.

 

- Thế nào là các pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực: dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp phi phiền toái mà cảnh phiền não.

 

- Thế nào là các pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn Sa môn quả và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi phiền toái và phi cảnh phiền não.

 

[883] - Thế nào là các pháp hữu tầm hữu tứ?

 

Tức thiện dục giới, bất thiện, mười một tâm khởi sanh dị thục quả thiện dục giới, hai tâm dị thục quả bất thiện, mười một tâm tố, sơ thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, sơ thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ tầm tứ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu tầm hữu tứ.

 

- Thế nào là các pháp vô tầm vô tứ?

 

Nhị thiền sắc giới tính theo năm bậc thiền, dị thục và tố, nhị thiền siêu thế tính theo năm bậc thiền, dị thục, ngoại trừ tứ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp vô tầm vô tứ.

 

- Thế nào là các pháp vô tầm vô tứ?

 

Tức ngũ song thức, ba bậc từ tam thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, ba bậc từ tam thiền siêu thế thiện và dị thục, từ khởi sanh trong nhị thiền tính theo năm bậc, sắc pháp và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô tầm vố tứ.

 

Tứ câu hành với tâm không nên nói là hữu tầm hữu tứ, vô tầm hữu tứ, vô tầm vô tứ.

 

[884] - Thế nào là các pháp câu hành hỷ?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành hỷ, bốn tâm bất thiện, năm tâm dị thục quả dục giới, năm tâm tố, hai hoặc ba bậc thiền siêu thế thiện, và dị thục, ngoại trừ hỷ, khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành hỷ.

 

- Thế nào là các pháp câu hành lạc?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ, bốn tâm bất thiện, sáu tâm dị thục quả thiện dục giới, năm tâm tố, ba bậc hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, ba bậc hoặc bốn bậc thiền siêu thế thiện, và dị thục, ngoại trừ lạc thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành lạc.

 

- Thế nào là các pháp câu hành xả?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành xả, sáu tâm bất thiện, mười tâm dị thục qủa thiện dục giới, sáu tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố, tứ thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, tứ thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ xả thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành xả.

 

Hỷ không câu hành với hỷ, câu hành với lạc, không câu hành với xả; lạc không câu hành với lạc, câu hành với hỷ, không câu hành với xả; không nên nói là câu hành với hỷ.

 

Hai tâm khởi sanh câu hành ưu, thân thức câu hành khổ, pháp nào là xả thọ, sắc và Níp Bàn, các pháp này không nên nói là câu hành hỷ, câu hành lạc, câu hành xả.

 

[885] - Thế nào là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ?

 

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi. Ðây là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ.

 

- Thế nào là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ?

 

Tức tâm khởi sanh câu hành trạo cử. Ðây là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có đáng do tri kiến đoạn trừ, có đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

- Thế nào là các pháp không đáng do tri kiến không đáng do tu tiến đoạn trừ?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp không đáng do tri kiến không đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

[886] - Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ?

 

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, ngoại trừ si khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.

 

- Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ?

 

Tức tâm khởi sanh câu hành trạo cử, ngoại trừ si khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ, có hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

- Thế nào là các pháp hữu nhân không đáng do tri kiến không đáng do tu tiến đoạn trừ?

 

Tức si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp hữu nhân không đáng do tri kiến đoạn trừ không đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

[887] - Thế nào là các pháp nhân đến tích tập?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện. Ðây là các pháp nhân đến tích tập.

 

- Thế nào là các pháp nhân đến tịch diệt?

 

Tức bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp nhân đến tịch diệt.

 

- Thế nào là các pháp phi nhân đến tích tập và phi nhân đến tịch diệt?

 

Tức dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi nhân đến tích tập phi nhân đến tịch diệt.

 

[888] - Thế nào là các pháp hữu học?

 

Tức bốn đạo siêu thế và ba quả Sa môn thấp. Ðây là các pháp hữu học.

 

- Thế nào là các pháp vô học?

 

Tức quả A La Hán cao tột. Ðây là các pháp vô học.

 

- Thế nào là các pháp phi hữu học phi vô học?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi hữu học phi vô học.

 

[889] - Thế nào là các pháp hy thiểu?

 

Tức thiện dục giới, bất thiện, tất cả dị thục dục giới, vô ký tố dục giới và tất cả sắc. Ðây là các pháp hy thiểu.

 

- Thế nào là các pháp đáo đại?

 

Tức thiện, vô ký sắc giới, vô sắc giới. Ðây là các pháp đáo đại.

 

- Thế nào là các pháp vô lượng?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô lượng.

 

[890] - Thế nào là các pháp có cảnh hy thiểu?

 

Tức tất cả tâm dị thục dục giới, tố ý giới, tố vô nhân, ý thức giới câu hành hỷ. Ðây là các pháp có cảnh hy thiểu.

 

- Thế nào là các pháp có cảnh đáo đại?

 

Tức thức vô biên xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là các pháp có cảnh đáo đại.

 

- Thế nào là các pháp có cảnh vô lượng?

 

Tức bốn đạo siêu thế và bốn Sa môn quả. Ðây là các pháp có cảnh vô lượng.

 

Bốn tâm thiện dục giới khởi sanh bất tương ứng trí, bốn tâm tố khởi sanh bất tương ứng trí, tất cả bất thiện, các pháp này có cảnh hy thiểu, có cảnh đáo đại không có cảnh vô lượng; không nên nói là có cảnh hy thiểu, có cảnh đáo đại.

 

Bốn tâm thiện dục giới khởi sanh tương ưng, bốn tâm tố khởi sanh tương ưng trí, tứ thiền sắc giới thiện và tố, tố vô nhân, ý thức giới câu hành xả, các pháp này có cảnh hy thiểu, có cảnh đáo đại, có cảnh vô lượng.

 

Ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, dị thục quả tứ thiền không vô biên xứ, vô sở hữu xứ, các pháp này không nên nói có cảnh hy thiểu, có cảnh đáo đại, có cảnh vô lượng. Sắc và Níp Bàn bất tri cảnh.

 

[891] - Thế nào là các pháp ty hạ?

 

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp ty hạ.

 

- Thế nào là các pháp trung bình?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả các sắc. Ðây là các pháp trung bình.

 

- Thế nào là các pháp tinh lương?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp tinh lương.

 

[892] - Thế nào là các pháp cố định phần tà?

 

Bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có cố định phần tà, có phi cố định.

 

- Thế nào là các pháp cố định phần chánh?

 

Tức bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp cố định phần chánh.

 

- Thế nào là các pháp phi cố định?

 

Tức bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi cố định.

 

[893] - Thế nào là các pháp có đạo là cảnh?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh tương ưng trí, bốn tâm tố khởi sanh tương ưng trí, các pháp này có đạo là cảnh, không có đạo là nhân, không có đạo là trưởng. Bốn thánh đạo không có đạo là cảnh, có đạo là nhân, có đạo là trưởng, không nên nói có đạo là trưởng. Tứ thiền sắc giới thiện và tố, tố vô nhân, ý thức giới câu hành xả, các pháp này có đạo là cảnh, có đạo là trưởng, không có đạo là nhân, không nên nói có đạo là cảnh.

 

Bốn tâm thiện khởi sanh bất tương ưng trí, tất cả bất thiện, tất cả dị thục dục giới, sáu tâm tố khởi sanh, ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới, dị thục và tố, tâm dị thục tứ thiền, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới và bốn Sa môn quả. Các pháp này không nên nói là có đạo là cảnh, có đạo là nhân, có đạo là trưởng. Sắc và Níp Bàn là bất tri cảnh.

 

[894] - Thế nào là các pháp sinh tồn?

 

Tức dị thục trong bốn lãnh vực và bất cứ sắc nào do nghiệp tạo tác. Các pháp này có sanh tồn có chuẩn sanh, không nên nói là vị sanh tồn.

 

Thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, vô ký tố trong ba lãnh vực và bất cứ sắc nào không do nghiệp tạo tác. Các pháp này có sanh tồn, có vị sanh tồn, không nên nói là chuẩn sanh.

 

Níp Bàn không nên nói là sanh tồn, vị sanh tồn, chuẩn sanh.

 

[895] - Ngoại trừ Níp Bàn, tất cả pháp có quá khứ, có vị lai, có hiện tại. Níp Bàn không nên nói là quá khứ, hiện tại, vị lai.

 

[896] - Thế nào là các pháp có cảnh quá khứ?

 

Tức thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ. Ðây là các pháp có cảnh quá khứ. Các pháp có cảnh vị lai không có chắc chắn.

 

- Thế nào là các pháp có cảnh hiện tại?

 

Tức ngũ song thức và ba ý giới. Ðây là các pháp có cảnh hiện tại.

 

Mười tâm dị thục quả thiện dục giới sanh khởi, ý thức giới dị thục quả bất thiện câu hành xả, tố vô nhân, ý thức giới câu hành hỷ, các pháp này có cảnh quá khứ, có cảnh vị lai, có cảnh hiện tại.

 

Thiện dục giới, bất thiện, chín tâm tố khởi sanh, tứ thiền sắc giới thiện và tố, các pháp này có cảnh quá khứ, có cảnh vị lai, có cảnh hiện tại, không nên nói là có cảnh quá khứ, có cảnh vị lai, có cảnh hiện tại.

 

Ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục, tố, dị thục tứ thiền, không vô biên xứ, vô sở hữu xứ, bốn đạo siêu thế và bốn quả Sa môn, các pháp này không nên nói là có cảnh quá khứ, có cảnh vị lai, có cảnh hiện tại. Sắc và Níp Bàn là bất tri cảnh.

 

[897] - Ngoại trừ sắc không liên hệ quyền và Níp Bàn, tất cả pháp có nội phần, có ngoại phần, có nội ngoại phần.

 

Sắc không liên hệ quyền và Níp Bàn là ngoại phần.

 

[898] - Thế nào là các pháp có cảnh nội phần?

 

Tức thức vô biên xứ, phi tưởng phi phi tưởng xứ. Ðây là các pháp có cảnh nội phần.

 

- Thế nào là các pháp có cảnh ngoại phần?

 

Tức ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, dị thục quả tứ thiền, không vô biên xứ, bốn đạo siêu thế và bốn quả Sa môn. Ðây là các pháp có cảnh ngoại phần.

 

Ngoại trừ sắc, tất cả pháp thiện, bất thiện, vô ký dục giới, tứ thiền sắc giới thiện và tố, các pháp này có cảnh nội phần, có cảnh ngoại phần, có cảnh nội ngoại phần.

 

Tâm vô sở hữu xứ không nên nói là có cảnh nội phần, có cảnh ngoại phần, có cảnh nội ngoại phần. Sắc và Níp Bàn là bất tri cảnh.

 

[899] - Thế nào là các pháp hữu kiến hữu đối chiếu?

 

Tức sắc xứ. Ðây là các pháp hữu kiến hữu đối chiếu.

 

- Thế nào là các pháp vô kiến vô đối chiếu?

 

Tức nhãn xứ... (trùng) ... xúc xứ. Ðây là các pháp vô kiến hữu đối chiếu.

 

- Thế nào là các pháp vô kiến vô đối chiếu?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, bất cứ sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô kiến vô đối chiếu.

 

DỨT TAM ÐỀ.

 

NHỊ ÐỀ (DUKA)

 

PHẦN TỤ NHÂN (HETUGOCCHAKA)

 

[900] - Thế nào là các pháp nhân?

 

Tức ba nhân thiện, ba nhân bất thiện, ba nhân vô ký, vô tham nhân thiện, vô sân nhân thiện phát sanh trong thiện bốn lãnh vực, vô si nhân thiện phát sanh trong bốn lãnh vực ngoại trừ bốn tâm thiện dục giới khởi sanh bất tương ưng trí, tham phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham, sân phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, si phát sanh trong tất cả bất thiện; vô tham nhân dị thục, vô sân nhân dị thục phát sanh trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới, vô si nhân dị thục phát sanh trong bốn lãnh vực dị thục ngoại trừ những tâm khởi sanh bất tương ưng trí; vô tham nhân của tố, vô sân nhân của tố phát sanh trong ba lãnh vực tố, ngoại trừ những tâm khởi sanh tố dục giới vô nhân, vô si nhân của tố phát sanh trong ba lãnh vực, ngoại trừ những tâm khởi sanh tố dục giới vô nhân, ngoại trừ bốn tâm tố dục giới bất tương ưng trí. Ðây là các pháp nhân.

 

- Thế nào là các pháp phi nhân?

 

Ngoại trừ các nhân, còn lại thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi nhân.

 

[901] - Thế nào là các pháp hữu nhân?

 

Ngoại trừ si câu hành hoài nghi, câu hành trạo cử, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới; vô ký tố trong ba lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân tố dục giới. Ðây là các pháp hữu nhân.

 

- Thế nào là các pháp vô nhân?

 

Tức si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, ngũ song thức, ba ý giới, năm ý thức giới vô nhân, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô nhân.

 

[902] - Thế nào là các pháp tương ưng nhân?

 

Ngoại trừ si câu hành hoài nghi, câu hành trạo cử, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới, vô ký tố trong ba lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân tố dục giới. Ðây là các pháp tương ưng nhân.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng nhân?

 

Tức si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, ngũ song thức, ba ý giới, năm ý thức giới vô nhân, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng nhân.

 

[903] - Thế nào là các pháp nhân và hữu nhân?

 

Hai nhân hoặc ba nhân phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp nhân và hữu nhân.

 

- Thế nào là các pháp hữu nhân mà phi nhân?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới, vô ký tố trong ba lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân tố dục giới, ngoại trừ pháp nhân khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu nhân mà phi nhân.

 

Các pháp vô nhân không nên nói là nhân và hữu nhân, hữu nhân mà phi nhân.

 

[904] - Thế nào là các pháp nhân và tương ưng nhân?

 

Hai nhân hoặc ba nhân phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp nhân và tương ưng nhân.

 

- Thế nào là các pháp tương ưng nhân mà phi nhân?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới, vô ký tố trong ba lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân tố dục giới, ngoại trừ các nhân khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng nhân mà phi nhân.

 

Các pháp bất tương ưng nhân không nên nói là nhân và tương ưng nhân, tương ưng nhân mà phi nhân.

 

[905] - Thế nào là các pháp phi nhân mà hữu nhân?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực ngoại trừ những tâm khởi sanh vô nhân dị thục dục giới, vô ký tố trong ba lãnh vực ngoại trừ những tâm vô nhân tố dục giới, ngoại trừ các nhân khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp phi nhân mà hữu nhân.

 

- Thế nào là các pháp phi nhân và vô nhân?

 

Tức ngũ song thức, ba ý giới, năm ý thức giới vô nhân, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi nhân và vô nhân.

 

Các pháp nhân không nên nói là phi nhân mà hữu nhân, phi nhân và vô nhân.

 

DỨT PHẦN TỤ NHÂN.

 

PHẦN NHỊ ÐỀ TIỂU ÐỈNH (CŪLANTARADUKA)

 

[906] - Thế nào là các pháp hữu duyên?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp hữu duyên.

 

- Thế nào là các pháp vô duyên?

 

Tức Níp Bàn. Ðây là các pháp vô duyên.

 

[907] - Thế nào là các pháp hữu vi?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp hữu vi.

 

- Thế nào là các pháp vô vi?

 

Tức Níp Bàn. Ðây là các pháp vô vi.

 

[908] - Thế nào là các pháp hữu kiến?

 

Tức sắc xứ. Ðây là các pháp hữu kiến.

 

- Thế nào là các pháp vô kiến?

 

Tức nhãn xứ... (trùng) ... xúc xứ, thiện trong bốn lãnh vực bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, cùng tất cả sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô kiến.

 

[909] - Thế nào là các pháp hữu đối chiếu?

 

Tức nhãn xứ... (trùng) ... sắc xứ. Ðây là các pháp hữu đối chiếu.

 

- Thế nào là các pháp vô đối chiếu?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực cùng tất cả sắc nào vô kiến vô đối chiếu liên quan pháp xứ và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô đối chiếu.

 

[910] - Thế nào là các pháp sắc?

 

Tức bốn đại hiển và sắc nương bốn đại hiển. Ðây là các pháp sắc.

 

- Thế nào là các pháp phi sắc?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi sắc.

 

[911] - Thế nào là các pháp hiệp thế?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp hiệp thế.

 

- Thế nào là các pháp siêu thế?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp siêu thế.

 

[912] - Tất cả pháp có phần đáng bị biết, có phần không đáng bị biết.

 

DỨT NHỊ ÐỀ TIỂU ÐỈNH.

 

PHẦN TỤ LẬU (ASAVAGOCCHAKA)

 

[913] - Thế nào là các pháp lậu?

 

Tức bốn lậu là: dục lậu, hữu lậu, kiến lậu và vô minh lậu; dục lậu phát sanh tám tâm khởi sanh câu hành tham, hữu lậu phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, kiến lậu phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến. Vô minh lậu phát sanh trong tất cả bất thiện. Ðây là các pháp lậu.

 

- Thế nào là các pháp phi lậu?

 

Ngoại trừ các lậu, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi lậu.

 

[914] - Thế nào là các pháp có cảnh lậu?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp có cảnh lậu.

 

[915] - Thế nào là các pháp tương ưng lậu?

 

Tức hai tâm khởi sanh câu hành ưu ngoại trừ si sanh khởi trong những tâm này, ngoại trừ si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng lậu.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu?

 

Tức si phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong bốn lãnh vực, sắc và Níp bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu.

 

[916] - Thế nào là các pháp lậu và cảnh lậu?

 

Chính các lậu ấy là lậu và cảnh lậu.

 

- Thế nào là các pháp cảnh lậu mà phi cảnh lậu?

 

Ngoại trừ các lậu, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh lậu mà phi lậu.

 

Các pháp phi cảnh lậu không nên nói là lậu và cảnh lậu, cảnh lậu mà phi lậu.

 

[917] - Thế nào là các pháp lậu và tương ưng lậu?

 

Tức hai lậu hoặc ba lậu phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp lậu mà tương ưng lậu.

 

- Thế nào là các pháp tương ưng lậu mà phi lậu?

 

Ngoại trừ các lậu, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng lậu mà phi lậu.

 

[918] - Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu?

 

Tức si phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, si câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu mà cảnh lậu.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng lậu mà phi cảnh lậu?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.

 

Các pháp tương ưng lậu không nên nói là bất tương ưng lậu mà cảnh lậu, bất tương ưng lậu và phi cảnh lậu.

 

DỨT PHẦN TỤ LẬU.

 

PHẦN TỤ TRIỀN (SAÑÑOJANAGOCCHAKA)

 

[919] - Thế nào là các pháp triền?

 

Tức mười triền là: ái dục triền, phẫn nộ triền, mạn triền, kiến triền, hoài nghi triền, giới cấm khinh thị triền, ái hữu triền, tật triền, lận triền, vô minh triền; ái dục triền phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham; phẫn nộ triền phát sanh trong hai tâm khởi hành câu hành ưu; mạn triền phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến; kiến triền phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến; hoài nghi triền phát sanh trong tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, giới cấm khinh thị triền phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, ái hữu triền phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, tật triền, lận triền phát sanh trong những câu hành ưu và vô minh triền phát sanh trong tất cả bất thiện. Ðây là các pháp triền.

 

- Thế nào là các pháp phi triền?

 

Ngoại trừ các triền, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi triền.

 

[920] - Thế nào là các pháp cảnh triền?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh triền.

 

- Thế nào là các pháp phi cảnh triền?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi cảnh triền.

 

[921] - Thế nào là các pháp tương ưng triền?

 

Ngoại trừ si câu hành trạo cử, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng triền.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng triền?

 

Tức si câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng triền.

 

[922] - Thế nào là các pháp triền và cảnh triền?

 

Chính các triền ấy là triền và cảnh triền.

 

- Thế nào là các pháp cảnh triền mà phi triền?

 

Ngoại trừ các triền, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh triền mà phi triền.

 

Các pháp phi cảnh triền không nên nói là triền và cảnh triền, cảnh mà phi triền.

 

[923] - Thế nào là các pháp triền và tương ưng triền?

 

Hai hoặc ba triền cùng phát sanh trong một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp triền và tương ưng triền.

 

- Thế nào là các pháp tương ưng triền mà phi triền?

 

Ngoại trừ các triền, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng triền mà phi triền.

 

Các pháp bất tương ưng triền không nên nói là triền và tương ưng triền, tương ưng triền mà phi triền.

 

[924] - Thế nào là các pháp bất tương ưng triền mà cảnh triền?

 

Tức si câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng triền mà cảnh triền.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng triền và phi cảnh triền?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng triền mà phi cảnh triền.

 

Các pháp tương ưng triền không nên nói là bất tương ưng triền mà cảnh triền, bất tương ưng triền và phi cảnh triền.

 

DỨT PHẦN TỤ TRIỀN.

 

PHẦN TỤ PHƯỢC (GANTHAGOCCHAKA)

 

[925] - Thế nào là các pháp phược?

 

Tức bốn phược là: tham ác thân phược, sân độc thân phược, giới cấm khinh thị thân phược, thử thực chấp thân phược; tham ác thân phược phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham; sân độc thân phược phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu; giới cấm khinh thị thân phược khởi sanh và thử thực chấp thân phược phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến. Ðây là các pháp phược.

 

- Thế nào là các pháp phi phược?

 

Ngoại trừ các phược, còn lại bất thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi phược.

 

[926] - Thế nào là các pháp cảnh phược?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh phược.

 

- Thế nào là các pháp phi cảnh phược?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi cảnh phược.

 

[927] - Thế nào là các pháp tương ưng phược?

 

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, ngoại trừ tham khởi sanh trong những tâm này, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, ngoại trừ phẫn nộ khởi sanh trong hai tâm này. Ðây là các pháp tương ưng phược.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phược?

 

Tức tham phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến; phẫn nộ phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng phược.

 

[928] - Thế nào là các pháp phược và cảnh phược?

 

Chính các pháp phược ấy là phược và cảnh phược.

 

- Thế nào là các pháp cảnh phược mà phi phược?

 

Ngoại trừ các phược, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh phược mà phi phược.

 

Các pháp phi cảnh phược không nên nói là phược và cảnh phược, cảnh phược mà phi phược.

 

[929] - Thế nào là các pháp phược và tương ưng phược?

 

Tức kiến và tham phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp phược và tương ưng phược.

 

- Thế nào là các pháp tương ưng phược mà phi phược?

 

Tức tám tâm khởi sanh câu hành tham, hai tâm khởi sanh câu hành ưu ngoại trừ các phược khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng phược mà phi phược.

 

Các pháp bất tương ưng phược không nên nói là phược và tương ưng phược, tương ưng phược mà phi phược.

 

[930] - Thế nào là các pháp bất tương ưng phược mà cảnh phược?

 

Tức tham phát sanh trong bốn tâm câu hành tham bất tương ưng kiến; phẫn nộ phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng phược mà cảnh phược.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phược và phi cảnh phược?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng phược và phi cảnh phược.

 

Các pháp tương ưng phược không nên nói là bất tương ưng phược mà cảnh phược, đây là bất tương ưng phược và phi cảnh phược.

 

DỨT PHẦN TỤ PHƯỢC .

 

PHẦN TỤ BỘC VÀ TỤ PHỐI (OGHAGOCCHAKA - YOGAGOCCHAKA)

 

[931] - Thế nào là các pháp bộc? ... (trùng) ...

 

- Thế nào là các pháp phối? ... (trùng) ...

 

DỨT PHẦN TỤ BỘC VÀ TỤ PHỐI .

 

PHẦN TỤ CÁI (NĪVARANAGOCCHAKA)

 

- Thế nào là các pháp cái?

 

Tức sáu cái là: dục dục cái, sân độc cái, hôn thụy cái, trạo hối cái, hoài nghi cái, vô minh cái; dục dục cái phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham; sân độc cái phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu; hôn thụy cái phát sanh trong những tâm bất thiện hữu dẫn; trạo cử cái phát sanh trong những tâm khởi sanh câu hành trạo cử; hối hận cái phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu; hoài nghi cái phát sanh trong tâm khởi sanh câu hành hoài nghi; vô minh cái phát sanh trong tất cả bất thiện. Ðây là các pháp cái.

 

- Thế nào là các pháp phi cái?

 

Ngoại trừ các cái, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi cái.

 

[932] - Thế nào là các pháp cảnh cái?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh cái.

 

- Thế nào là các pháp phi cảnh cái?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi cảnh cái.

 

[933] - Thế nào là các pháp tương ưng cái?

 

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp tương ưng cái.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng cái?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng cái.

 

[934] - Thế nào là các pháp cái và cảnh cái?

 

Chính các cái ấy là cái và cảnh cái.

 

- Thế nào là các pháp cảnh cái mà phi cái?

 

Ngoại trừ các cái, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh cái mà phi cái.

 

Các pháp phi cảnh cái không nên nói cái và cảnh cái, cảnh cái mà phi cái.

 

[935] - Thế nào là các pháp cái và tương ưng cái?

 

Tức hai hoặc ba cái phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp cái và tương ưng cái.

 

- Thế nào là các pháp tương ưng cái mà phi cái?

 

Ngoại trừ các cái, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng cái mà phi cái.

 

Các pháp bất tương ưng cái không nên nói là cái và tương ưng cái, tương ưng cái mà phi cái.

 

[936] - Thế nào là các pháp bất tương ưng cái mà cảnh cái?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng cái mà phi cảnh cái.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng cái và phi cảnh cái?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng cái và phi cảnh cái.

 

Các pháp tương ưng cái không nên nói là bất tương ưng cái mà cảnh cái, bất tương ưng cái và phi cảnh cái.

 

DỨT PHẦN TỤ CÁI.

 

PHẦN TỤ KHINH THỊ (PARĀMĀSAGOCCHAKA)

 

[937] - Thế nào là các pháp khinh thị?

 

Tức kiến khinh thị phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến. Ðây là các pháp khinh thị.

 

- Thế nào là các pháp phi khinh thị?

 

Ngoại trừ khinh thị, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi khinh thị.

 

[938] - Thế nào là các pháp cảnh khinh thị?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh khinh thị.

 

- Thế nào là các pháp phi cảnh khinh thị?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi cảnh khinh thị.

 

[939] - Thế nào là các pháp tương ưng khinh thị?

 

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến ngoại trừ khinh thị khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương ưng khinh thị.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị?

 

Tức bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, hai tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị.

 

Khinh thị không nên nói là tương ưng khinh thị, bất tương ưng khinh thị.

 

[940] - Thế nào là các pháp khinh thị và cảnh khinh thị?

 

Chính khinh thị ấy là khinh thị và cảnh khinh thị.

 

- Thế nào là các pháp cảnh khinh thị mà phi cảnh khinh thị?

 

Ngoại trừ khinh thị, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh khinh thị mà phi khinh thị.

 

Các pháp phi cảnh khinh thị không nên nói là khinh thị và cảnh khinh thị, cảnh khinh thị mà phi khinh thị.

 

[941] - Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị?

 

Tức bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc.

 

Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị mà cảnh khinh thị.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng khinh thị và phi khinh thị?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị.

 

Các pháp khinh thị và tương ưng khinh thị không nên nói là bất tương ưng khinh thị và cảnh khinh thị, bất tương ưng khinh thị và phi cảnh khinh thị.

 

DỨT PHẦN TỤ KHINH THỊ.

 

PHẦN NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH (MAHANTARADUKA)

 

[942] - Thế nào là các pháp hữu cảnh?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực. Ðây là các pháp hữu cảnh.

 

- Thế nào là các pháp vô cảnh?

 

Tức sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô cảnh.

 

[943] - Thế nào là các pháp tâm?

 

Tức nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý giới, ý thức giới. Ðây là các pháp tâm.

 

- Thế nào là các pháp phi tâm?

 

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi tâm.

 

[944] - Thế nào là các pháp sở hữu tâm?

 

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp sở hữu tâm.

 

- Thế nào là các pháp phi sở hữu tâm?

 

Tức tâm, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi sở hữu tâm.

 

[945] - Thế nào là các pháp tương ưng tâm?

 

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp tương ưng tâm.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng tâm?

 

Tức sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng tâm.

 

Tâm không nên nói là tương ưng tâm, bất tương ưng tâm.

 

[946] - Thế nào là các pháp hòa với tâm?

 

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa với tâm.

 

- Thế nào là các pháp phi hòa với tâm?

 

Tức sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi hòa với tâm.

 

[947] - Thế nào là các pháp có tâm sở sanh?

 

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri; hoặc có sắc nào khác sanh do tâm, do tâm làm nhân, do tâm làm sở sanh, là sắc xứ, thinh xứ, khí xứ, vị xứ, xúc xứ, hư không giới, thủy giới, sắc khinh, sắc nhu, sắc thích nghiệp, sắc tích tụ, sắc thừa kế, đoàn thực. Ðây là các pháp có tâm làm sở sanh.

 

- Thế nào là các pháp phi tâm sở sanh?

 

Tức tâm, sắc còn lại và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi tâm sở sanh.

 

[948] - Thế nào là các pháp đồng hiện hữu với tâm?

 

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là các pháp đồng hiện hữu với tâm.

 

- Thế nào là các pháp phi đồng hiện hữu với tâm?

 

Tức tâm, sắc còn lại và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi đồng hiện hữu với tâm.

 

[949] - Thế nào là các pháp tùy chuyển với tâm?

 

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thân biểu tri, khẩu biểu tri. Ðây là các pháp tùy chuyển với tâm.

 

- Thế nào là các pháp phi tùy chuyển với tâm?

 

Tức tâm, sắc còn lại và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi tùy chuyển với tâm.

 

[950] - Thế nào là các pháp hòa sở sanh với tâm?

 

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa sở sanh với tâm.

 

- Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh với tâm?

 

Tức tâm, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh với tâm.

 

[951] - Thế nào là các pháp hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm?

 

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm.

 

- Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm?

 

Tức tâm, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh đồng hiện hữu với tâm.

 

[952] - Thế nào là các pháp hòa sở sanh tùy chuyên với tâm?

 

Tức thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn. Ðây là các pháp hòa sở sanh tùy chuyển với tâm.

 

- Thế nào là các pháp phi hòa sở sanh tùy chuyển với tâm?

 

Tức tâm, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi hòa sở sanh tùy chuyển với tâm.

 

[953] - Thế nào là các pháp nội phần?

 

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... ý xứ. Ðây là các pháp nội phần.

 

- Thế nào là các pháp ngoại phần?

 

Tức sắc xứ ... (trùng) ... pháp xứ . Ðây là các pháp ngoại phần.

 

[954] - Thế nào là các pháp y sinh?

 

Tức nhãn xứ ... (trùng) ... đoàn thực. Ðây là các pháp y sinh.

 

- Thế nào là các pháp phi y sinh?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, bốn sắc đại hiển và Níp Bàn. Ðây là các sắc phi y sinh.

 

[955] - Thế nào là các pháp thành do thủ?

 

Tức dị thục trong ba lãnh vực và bất cứ sắc nào do nghiệp tạo tác. Ðây là các pháp thành do thủ.

 

- Thế nào là các pháp phi thành do thủ?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, vô ký tố trong ba lãnh vực, bất cứ sắc nào không do nghiệp tạo tác, bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi thành do thủ.

 

DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ ÐẠI ÐỈNH

 

PHẦN TỤ THỦ (Upādānagocchaka)

 

[956] - Thế nào là các pháp thủ?

 

Tức bốn thủ: dục dục thủ, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ; dục thủ phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham, kiến thủ, giới cấm thủ và ngã chấp thủ phát sanh trong bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến. Ðây là các pháp thủ.

 

- Thế nào là các pháp phi thủ?

 

Ngoại trừ các thủ, còn lại là bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi thủ.

 

[957] - Thế nào là các pháp cảnh thủ?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh thủ.

 

- Thế nào là các pháp phi cảnh thủ?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi cảnh thủ.

 

[958] - Thế nào là các pháp tương ưng thủ?

 

Tức bốn tâm khởi sanh câu hành tham tương ưng kiến, bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, ngoại trừ tham khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp tương thủ.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng thủ?

 

Tức tham phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, hai tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng thủ.

 

[959] - Thế nào là các pháp thủ và cảnh thủ?

 

Chính các thủ ấy là thủ và cảnh thủ.

 

- Thế nào là các pháp cảnh thủ mà phi thủ?

 

Ngoài trừ các thủ, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh thủ mà phi thủ.

 

[960] - Thế nào là các pháp thủ và tương ưng thủ?

 

Tức kiến và tham phát sinh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp thủ và tương ưng thủ.

 

- Thế nào là các pháp tương ưng thủ mà phi thủ?

 

Tức tám tâm khởi sanh câu hành tham ngoại trừ các thủ khởi sanh trong các tâm này. Ðây là các pháp tương ưng thủ mà phi thủ.

 

Các pháp bất tương ưng thủ không nên nói là thủ và tương ưng thủ, tương ưng thủ mà phi thủ.

 

[961] - Thế nào là các pháp bất tương thủ mà cảnh thủ?

 

Tức tham phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng thủ mà cảnh thủ.

 

- Thế nào là các pháp bất tương thủ và phi cảnh thủ?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng thủ và phi cảnh thủ.

 

Các pháp tương ưng thủ không nên nói là bất tương ưng thủ mà cảnh thủ, bất tương ưng và phi cảnh thủ.

 

DỨT PHẦN TỤ THỤ

 

PHẦN TỤ PHIỀN NÃO (Kilesagocchaka)

 

[962] - Thế nào là các pháp phiền não?

 

Tức mười điều phiền não là: tham, sân, si, mạn, kiến, hoài nghi, hôn trầm, trạo cử, vô tàm, vô úy; tham phát sanh trong tám tâm khởi sanh câu hành tham, sân phát sanh trong hai tâm khởi sanh câu hành ưu, si phát sanh trong tất cả bất thiện; mạn phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, kiến phát sanh trong bốn tâm khởi sanh câu hành tham tương ưng kiến; hoài nghi phát sanh trong những tâm câu hành hoài nghi, hôn trầm phát sanh trong những tâm hữu dẫn bất thiện; trạo cử, vô tàm, vô úy phát sanh trong tất cả bất thiện. Ðây là các pháp phiền não.

 

- Thế nào là các pháp phi phiền não?

 

Ngoại trừ các phiền não, còn lại bất thiện, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, Sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi phiền não.

 

[963] - Thế nào là các pháp cảnh phiền não?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp phiền não.

 

- Thế nào là các pháp phi cảnh phiền não?

 

Tức bốn đạo Siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi cảnh phiền não.

 

[964] - Thế nào là các pháp phiền toái?

 

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh . Ðây là các pháp phiền toái.

 

- Thế nào là các pháp phi phiền toái?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi phiền toái.

 

[965] - Thế nào là các pháp tương ưng phiền não?

 

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp tương ưng phiền não.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phiền não?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng phiền não.

 

[966] - Thế nào là các pháp phiền não và cảnh phiền não?

 

Tức các phiền não ấy là phiền não và cảnh phiền não.

 

- Thế nào là các pháp cảnh phiền não mà phi phiền não?

 

Ngoại trừ các phiền não, còn lại bất thiện, thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp cảnh phiền não mà phi phiền não.

 

Các pháp phi cảnh phiền não không nên nói phiền não và cảnh phiền não, cảnh phiền não mà phi phiền não.

 

[967] - Thế nào là các pháp phiền não và phiền toái?

 

Chính các phiền não ấy là phiền não và phiền toái.

 

- Thế nào là các phiền toái mà phi phiền não?

 

Ngoại trừ các phiền não, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp phiền toái mà phi phiền não.

 

Các pháp phi phiền toái không nên nói là phiền não và phiền toái, phiền toái mà phi phiền não.

 

[968] - Thế nào là các pháp phiền não và tương ưng phiền não?

 

Hai hoặc ba phiền não phát sanh cùng một lúc trong bất luận tâm nào. Ðây là các pháp phiền não và tương ưng phiền não.

 

- Thế nào là các pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não?

 

Ngoại trừ các phiền não, còn lại bất thiện. Ðây là các pháp tương ưng phiền não mà phi phiền não.

 

Các pháp bất tương ưng phiền não không nên nói là phiền não và tương ưng phiền não, tương ưng phiền não mà phi phiền não.

 

[969] - Thế nào là các pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký trong ba lãnh vực và tất cả sắc. Ðây là các pháp bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não.

 

- Thế nào là các pháp bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não.

 

Các pháp bất tương ưng phiền não không nên nói là bất tương ưng phiền não mà cảnh phiền não, bất tương ưng phiền não và phi cảnh phiền não.

 

DỨT PHẦN TỤ PHIỀN NÃO

 

PHẦN NHỊ ÐỀ YÊU BỐI (Pitthiduka)

 

[970] - Thế nào là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ?

 

Tức bốn tâm khởi sanh tương ứng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi. Ðây là các pháp đáng do tri kiến đoạn trừ.

 

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có đáng do tri kiến đoạn trừ, có không đáng do tri kiến đoạn trừ.

 

- Thế nào là các pháp không đáng do tri kiến đoạn trừ?

 

Tức tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp không đáng do tri kiến đoạn trừ .

 

[971] - Thế nào là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ?

 

Tức tâm khởi sanh câu hành trạo cử. Ðây là các pháp đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có đáng do tu tiến đoạn trừ, có không đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

- Thế nào là các pháp không đáng do tu tiến đoạn trừ đoạn trừ?

 

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp không đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

[972] - Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ?

 

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, ngoại trừ si khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tri kiến đoạn trừ.

 

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp hữu nhân này có đáng do tri kiến đoạn trừ, có hữu nhân không đáng do tri kiến đoạn trừ.

 

- Thế nào là các pháp hữu nhân không đáng do tri kiến đoạn trừ?

 

Tức si câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp hữu nhân không đáng do tri kiến đoạn trừ.

 

[973] - Thế nào là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ?

 

Tức tâm khởi sanh câu hành trạo cử, ngoại trừ si khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu nhân đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp hữu nhân này có đáng do tu tiến đoạn trừ, có hữu nhân không đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

- Thế nào là các pháp hữu nhân không đáng do tu tiến đoạn trừ?

 

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, si câu hành trạo cử, thiện trong bốn lãnh vực, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp hữu nhân không đáng do tu tiến đoạn trừ.

 

[974] - Thế nào là các pháp hữu tầm?

 

Tức thiện dục giới, bất thiện, mười một tâm khởi sanh dị thục quả thiện dục giới, hai tâm dị thục quả bất thiện, mười một tâm tố dục giới, sơ thiền sắc giới thiện, dị thục, vô ký tố, sơ thiền siêu thế thiện, dị thục, ngoại trừ tâm khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu tầm.

 

- Thế nào là các pháp vô tầm?

 

Tức ngũ song thức, hai hoặc ba bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, hai hoặc ba bậc thiền siêu thế thiện và dị thục, tầm, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô tầm.

 

[975] - Thế nào là các pháp hữu tứ?

 

Tức thiện dục giới, bất thiện, mười một tâm khởi sanh dị thục quả thiện dục giới, hai tâm dị thục quả bất thiện, mười một tâm tố, một hoặc hai bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, một hoặc hai bậc thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ tứ trong những tâm này. Ðây là các pháp hữu tứ.

 

- Thế nào là các pháp vô tứ?

 

Tức ngũ song thức, ba bậc từ tam thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, thuộc vô sắc giới, ba bậc từ tam thiền siêu thế thiện, dị thục, tứ, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô tứ.

 

[976] - Thế nào là các pháp hữu hỷ?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới sanh khởi câu hành hỷ, bốn tâm bất thiện, năm tâm dị thục quả thiện dục giới, năm tâm tố, hai hoặc ba bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, hai hoặc ba bậc thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ hỷ khởi sanh trong những tâm này . Ðây là các pháp hữu hỷ.

 

- Thế nào là các pháp vô hỷ?

 

Tức bốn tâm thiện khởi sanh câu hành xả, tám tâm bất thiện, mười một tâm dị thục quả thiện dục giới, bảy tâm dị thục quả bất thiện, dị thục và tố thuộc sắc giới, hai hoặc ba bậc siêu thế thiện mười một tâm dị thục quả thiện dục giới, bảy tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, hai hoặc ba bậc thiền siêu thế thiện, dị thục, hỷ, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô hỷ.

 

[977] - Thế nào là các pháp câu hành hỷ?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành hỷ, bốn tâm bất thiện, năm tâm dị thục quả thiện dục giới, năm tâm tố, hai hoặc ba bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, hai hoặc ba bậc thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ hỷ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành hỷ.

 

- Thế nào là các pháp phi câu hành hỷ?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành xả, tám tâm bất thiện, mười một tâm dị thục quả thiện dục giới, bảy tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố, ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, ba hoặc bốn bậc thiền siêu thế thiện, dị thục, hỷ, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp câu hành hỷ.

 

[978] - Thế nào là các pháp câu hành lạc?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành hỷ, tức bốn tâm bất thiện, sáu tâm dị thục quả thiện dục giới, năm tâm tố, ba hoặc bốn bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, ba hoặc bốn bậc thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ lạc thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành lạc.

 

Tức bốn tâm thiện khởi sanh câu hành xả tám tấm bất thiện mười tâm dị thục quả thiện dục giới, bảy tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố, tứ thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc sắc giới, tứ thiền siêu thế thiện, dị thục, lạc thọ, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi câu hành lạc.

 

[979] - Thế nào là các pháp câu hành xả?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành xả, sáu tâm bất thiện, mười tâm dị thục quả thiện dục giới, sáu tâm dị thục quả bất thiện, sáu tâm tố, tứ thiền sắc giới thiện, dị thục và tố, bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới, tứ thiền siêu thế thiện và dị thục, ngoại trừ xả thọ khởi sanh trong những tâm này. Ðây là các pháp câu hành xả.

 

- Thế nào là các pháp phi câu hành xả?

 

Tức bốn tâm thiện dục giới khởi sanh câu hành hỷ, sáu tâm bất thiện, sáu tâm dị thục quả thiện dục giới, một tâm dị thục quả bất thiện, năm tâm tố, ba hoặc bốn bậc thiền siêu thế thiện, dị thục, xả thọ, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi câu hành xả.

 

[980] - Thế nào là các pháp dục giới?

 

Tức thiện dục giới, bất thiện, tất cả dị thục dục giới, vô ký tố dục giới, và tất cả sắc. Ðây là các pháp dục giới.

 

- Thế nào là các pháp phi dục giới?

 

Tức sắc giới, vô sắc giới và siêu thế. Ðây là các pháp phi dục giới.

 

[981] - Thế nào là các pháp sắc giới?

 

Tức bốn hoặc năm bậc thiền sắc giới thiện, dị thục và tố. Ðây là các pháp sắc giới.

 

- Thế nào là các pháp phi sắc giới?

 

Tức dục giới, vô sắc giới và siêu thế. Ðây là các pháp phi sắc giới.

 

[982] - Thế nào là các pháp vô sắc giới?

 

Tức bốn tâm thiện, dị thục và tố thuộc vô sắc giới. Ðây là các pháp vô sắc giới.

 

- Thế nào là các pháp phi vô sắc giới?

 

Tức dục giới, sắc giới và siêu thế. Ðây là các pháp phi vô sắc giới.

 

[983] - Thế nào là các pháp hệ thuộc?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, và tất cả sắc. Ðây là các pháp hệ thuộc.

 

- Thế nào là các pháp phi hệ thuộc?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi hệ thuộc.

 

[984] - Thế nào là các pháp dẫn xuất?

 

Tức bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp dẫn xuất.

 

- Thế nào là các pháp phi dẫn xuất?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi dẫn xuất.

 

[985] - Thế nào là các pháp cố định?

 

Tức bốn tâm khởi sanh tương ưng kiến, hai tâm khởi sanh câu hành ưu, các pháp này có cố định, có phi cố định. Bốn đạo siêu thế. Ðây là các pháp cố định.

 

- Thế nào là các pháp phi cố định?

 

Bốn tâm khởi sanh câu hành tham bất tương ưng kiến, tâm khởi sanh câu hành hoài nghi, tâm khởi sanh câu hành trạo cử, thiện trong ba lãnh vực, sắc và Níp Bàn. Ðây là các pháp phi cố định.

 

[986] - Thế nào là các pháp hữu thượng?

 

Tức thiện trong ba lãnh vực, bất thiện, dị thục trong ba lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, và tất cả sắc. Ðây là các pháp hữu thượng.

 

- Thế nào là các pháp vô thượng?

 

Tức bốn đạo siêu thế, bốn quả Sa môn và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô thượng.

 

[987] - Thế nào là các pháp hữu tranh?

 

Tức mười hai tâm bất thiện khởi sanh. Ðây là các pháp hữu tranh.

 

- Thế nào là các pháp vô tranh?

 

Tức thiện trong bốn lãnh vực, bất thiện, dị thục trong bốn lãnh vực, vô ký tố trong ba lãnh vực, sắc pháp và Níp Bàn. Ðây là các pháp vô tranh.

 

DỨT PHẦN NHỊ ÐỀ YÊU BỐI .

 

BỘ LUẬN PHÁP TỤ CHẤM DỨT

DHAMMASAṄGAṆĪPAKARAṆAṂ NIṬṬHITAṂ

 

-ooOoo-

25-04-2019 - 1065 lượt xem

Các bài viết khác

back-to-top.png