IV. CHƯƠNG PĀCITTIYA (ƯNG ĐỐI TRỊ) (tt)
PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT
(Đi để xem nhà triển lãm tranh)
[295] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tranh ảnh gợi cảm được thực hiện ở nhà triển lãm tranh nơi công viên của đức vua Pasenadi xứ Kosala. Nhiều người đi để xem nhà triển lãm tranh. Các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư cũng đã đi để xem nhà triển lãm tranh. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các tỳ khưu ni lại đi để xem nhà triển lãm tranh, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại đi để xem nhà triển lãm tranh?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đi để xem nhà triển lãm tranh, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại đi để xem nhà triển lãm tranh vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào đi để xem hí viện của đức vua hoặc nhà triển lãm tranh hoặc khu vườn hoặc công viên hoặc hồ sen thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[296] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Hí viện của đức vua nghĩa là bất cứ nơi nào được xây dựng cho đức vua giải trí và hưởng lạc.
Nhà triển lãm tranh nghĩa là bất cứ nơi nào được xây dựng cho mọi ngưòi giải trí và hưởng lạc.
Khu vườn nghĩa là bất cứ nơi nào được xây dựng cho mọi ngưòi giải trí và hưởng lạc.
Công viên nghĩa là bất cứ nơi nào được xây dựng cho mọi ngưòi giải trí và hưởng lạc.
Hồ sen nghĩa là bất cứ nơi nào được xây dựng cho mọi ngưòi giải trí và hưởng lạc.
Vị ni đi để xem thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Đứng ở nơi ấy nhìn thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Sau khi rời khỏi khu vực lân cận của quang cảnh, vị ni lại nhìn nữa thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Vị đi để xem mỗi một nơi thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Đứng ở nơi ấy nhìn thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Sau khi rời khỏi khu vực lân cận của quang cảnh, vị ni lại nhìn nữa thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[297] Vị ni đứng ở trong tu viện nhìn thấy, vị ni nhìn thấy trong khi đi ra hoặc đi về, khi có việc cần phải làm vị ni đi rồi nhìn thấy, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH - ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ
(Sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú)
[298] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú. Dân chúng trong khi đi dạo quanh các trú xá nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các tỳ khưu ni lại sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni lại sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni lại sử dụng ghế cao và ghế nệm lông thú vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào sử dụng ghế cao hoặc ghế nệm lông thú thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[299] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Ghế cao nghĩa là sự vượt quá kích thước được đề cập đến.
Ghế nệm lông thú nghĩa là được thực hiện với các lông thú đã được mang lại.
Sử dụng: vị ni ngồi xuống hoặc nằm xuống trên chỗ ấy thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[300] Vị ni sử dụng sau khi đã cắt các chân của ghế cao, vị ni sử dụng sau khi đã hủy bỏ các lông thú của ghế nệm lông thú, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH - ĐIỀU HỌC THỨ BA
(Xe chỉ sợi)
[301] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư xe chỉ sợi. Dân chúng trong khi đi dạo quanh các trú xá nhìn thấy rồi phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các tỳ khưu ni lại xe chỉ sợi, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni lại xe chỉ sợi?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni xe chỉ sợi, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni lại xe chỉ sợi vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào xe chỉ sợi thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[302] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Chỉ sợi nghĩa là có sáu loại chỉ sợi: loại bằng sợi lanh (khomaṃ), loại bằng bông vải (kappāsikaṃ), loại bằng tơ lụa (koseyyaṃ), loại bằng sợi len (kambalaṃ), loại bằng gai thô (sāṇam), loại bằng chỉ bố (bhaṅgaṃ).
Xe (chỉ): vị ni tự mình xe (chỉ). Khi khởi sự thì phạm tội dukkaṭa (tác ác), mỗi một vòng quay thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[303] Vị ni xe lại chỉ sợi đã được xe (không tốt hoặc bị đứt), vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH - ĐIỀU HỌC THỨ TƯ
(Phục vụ người tại gia)
[304] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni phục vụ người tại gia. Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni lại phục vụ người tại gia?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni phục vụ người tại gia, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni lại phục vụ người tại gia vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào phục vụ người tại gia thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[305] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Phục vụ người tại gia nghĩa là vị ni nấu cháo hoặc (nấu) bữa ăn hoặc (nấu) vật thực loại cứng hoặc giặt tấm vải choàng hoặc (giặt) khăn đội đầu cho người tại gia thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[306] Trường hợp nước cháo, khi có bữa thọ thực của hội chúng, khi cúng dường bảo tháp, vị ni nấu cháo hoặc (nấu) bữa ăn hoặc (nấu) vật thực loại cứng hoặc giặt tấm vải choàng hoặc (giặt) khăn đội đầu cho người phục vụ của bản thân, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH - ĐIỀU HỌC THỨ NĂM
(Không giải quyết sự tranh tụng)
[307] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu ni nọ đã đi đến gặp tỳ khưu ni Thullanandā và đã nói điều này:
- Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này.
Tỳ khưu ni Thullanandā đã trả lời rằng:
- Tốt thôi!
Rồi không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết. Sau đó, vị tỳ khưu ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni. Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này” đã trả lời rằng: “Tốt thôi!” lại không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này” đã trả lời rằng: “Tốt thôi!” rồi không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā khi được vị tỳ khưu ni nói rằng: “Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này” đã trả lời rằng: “Tốt thôi!” lại không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, ...(như trên)... Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào khi được nói bởi vị tỳ khưu ni rằng: ‘Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này’ đã trả lời rằng: ‘Tốt thôi!’ Vị ni ấy sau đó không gặp trở ngại vẫn không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[308] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Bởi vị tỳ khưu ni: bởi vị tỳ khưu ni khác.
Sự tranh tụng nghĩa là có bốn sự tranh tụng: sự tranh tụng liên quan đến tranh cãi, sự tranh tụng liên quan đến khiển trách, sự tranh tụng liên quan đến tội, sự tranh tụng liên quan đến nhiệm vụ.
Thưa ni sư, hãy đến. Hãy giải quyết sự tranh tụng này: Thưa ni sư, hãy đến. Hãy xét xử sự tranh tụng này.
Vị ni ấy sau đó không gặp trở ngại: khi không có trở ngại.
Không giải quyết: không tự mình giải quyết.
Không nỗ lực cho việc giải quyết: không chỉ thị cho vị khác. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết,” trong việc buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[309] Người nữ đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Người nữ đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Người nữ đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Vị ni không giải quyết cũng không nỗ lực cho việc giải quyết sự tranh tụng của người nữ chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Người nữ chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Người nữ chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Người nữ chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
[310] Khi có trường hợp trở ngại, vị ni tìm kiếm nhưng không đạt được (cơ hội), vị ni bị bệnh, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH - ĐIỀU HỌC THỨ SÁU
(Cho vật thực đến người tại gia)
[311] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến các kịch sĩ, các vũ công, các người nhào lộn, các người ảo thuật, các người đánh trống (nói rằng):
- Hãy nói lời khen ngợi về ta ở đám đông.
Các kịch sĩ, các vũ công, các người nhào lộn, các người ảo thuật, các người đánh trống nói lời khen ngợi về tỳ khưu ni Thullanandā ở đám đông rằng:
- Ni sư Thullanandā là vị ni nghe nhiều, chuyên đọc tụng thuộc lòng, tự tin, rành rẽ về thuyết Pháp thoại. Hãy bố thí đến ni sư. Hãy phục vụ cho ni sư.
Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Thullanandā lại tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến người nam tại gia?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến người nam tại gia, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā lại tự tay cho vật thực loại cứng loại mềm đến người nam tại gia vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào tự tay cho vật thực cứng hoặc vật thực mềm đến người nam tại gia hoặc nam du sĩ ngoại đạo hoặc nữ du sĩ ngoại đạo thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[312] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là vị “tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Người nam tại gia nghĩa là bất cứ người nam nào sống trong căn nhà.
Nam du sĩ ngoại đạo nghĩa là bất cứ người nam nào thành tựu pháp du sĩ trừ ra tỳ khưu và sa di.
Nữ du sĩ ngoại đạo nghĩa là bất cứ người nữ nào thành tựu pháp du sĩ trừ ra tỳ khưu ni, cô ni tu tập sự, và sa di ni.
Vật thực cứng nghĩa là trừ ra năm loại vật thực, nước và tăm xỉa răng, phần còn lại gọi là vật thực cứng.
Vật thực mềm nghĩa là năm loại vật thực (gồm có) cơm, xúp, bánh, cá, thịt.
Cho: vị ni cho bằng thân hoặc bằng vật được gắn liền với thân hoặc bằng cách buông ra thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Vị ni cho nước uống và tăm xỉa răng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
[313] Vị ni bảo (người khác) cho không (tự mình) cho, vị ni cho sau khi đã để gần bên, vị ni cho vật thoa bên ngoài, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH - ĐIỀU HỌC THỨ BẢY
(Sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ)
[314] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā sử dụng y nội trợ (āvasathacīvaraṃ) không chịu xả bỏ; các vị ni khác đến thời kỳ không có được (để sử dụng). Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Thullanandā lại sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā lại sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào sử dụng y nội trợ không chịu xả bỏ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[315] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Y nội trợ nghĩa là vật đã được bố thí (nói rằng): “Các tỳ khưu ni đến thời kỳ hãy sử dụng.”
Sử dụng không chịu xả bỏ: vị ni sau khi sử dụng hai ba đêm, sau khi giặt vào ngày thứ tư, vẫn sử dụng không chịu xả bỏ cho vị tỳ khưu ni, hoặc cô ni tu tập sự, hoặc vị sa di ni thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[316] Khi chưa xả bỏ, nhận biết là chưa xả bỏ, vị ni sử dụng thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Khi chưa xả bỏ, có sự hoài nghi, vị ni sử dụng thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Khi chưa xả bỏ, (lầm) tưởng là đã xả bỏ, vị ni sử dụng thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Khi đã xả bỏ, (lầm) tưởng là chưa xả bỏ, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Khi đã xả bỏ, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Khi đã xả bỏ, nhận biết là đã xả bỏ thì vô tội.
[317] Sau khi đã xả bỏ rồi sử dụng, vị ni sử dụng khi đến phiên lần nữa, không có các tỳ khưu ni khác đến thời kỳ, vị ni có y bị cướp đoạt, vị ni có y bị hư hỏng, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH - ĐIỀU HỌC THỨ TÁM
(Ra đi du hành khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ)
[318] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā sau khi không xả bỏ chỗ trú ngụ đã ra đi du hành. Vào lúc bấy giờ, chỗ trú ngụ của tỳ khưu ni Thullanandā bị cháy. Các tỳ khưu ni đã nói như vầy:
- Này các ni sư, chúng ta hãy mang đồ đạc ra ngoài đi.
Một số vị ni đã nói như vầy:
- Này các ni sư, chúng ta sẽ không mang ra ngoài. Bất cứ vật gì bị hư hỏng, tất cả sẽ không có liên quan đến chúng ta.
Tỳ khưu ni Thullanandā sau khi quay trở về lại chỗ trú ngụ ấy đã hỏi các tỳ khưu ni rằng:
- Này các ni sư, các cô có mang đồ đạc ra ngoài không?
- Này ni sư, chúng tôi đã không mang ra ngoài.
Tỳ khưu ni Thullanandā phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao trong khi chỗ trú ngụ đang bị cháy các tỳ khưu ni lại không mang đồ đạc ra ngoài?
Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Thullanandā khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ lại ra đi du hành?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ lại ra đi du hành, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ lại ra đi du hành vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào khi chưa xả bỏ chỗ trú ngụ mà ra đi du hành thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[319] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Chỗ trú ngụ nghĩa là (chỗ trú ngụ) có gắn cánh cửa được đề cập đến.
Khi chưa xả bỏ mà ra đi du hành: Sau khi chưa xả bỏ cho vị tỳ khưu ni, hoặc cô ni tu tập sự, hoặc vị sa di ni, trong khi vượt qua hàng rào của chỗ trú ngụ được rào lại vị ni phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Trong khi vượt qua vùng phụ cận của chỗ trú ngụ không được rào lại, vị ni phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[320] Khi chưa xả bỏ, nhận biết là chưa xả bỏ, vị ni ra đi thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Khi chưa xả bỏ, có sự hoài nghi, vị ni ra đi thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Khi chưa xả bỏ, (lầm) tưởng là đã xả bỏ, vị ni ra đi thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Vị ni ra đi khi chưa xả bỏ chỗ không có gắn cánh cửa thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Khi đã xả bỏ, (lầm) tưởng là chưa xả bỏ, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Khi đã xả bỏ, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Khi đã xả bỏ, nhận biết là đã xả bỏ thì vô tội.
[321] Sau khi đã xả bỏ rồi ra đi, khi có sự nguy hiểm, sau khi tìm kiếm (người để trông nom chỗ trú ngụ) nhưng không có, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH - ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN
(Học tập kiến thức nhảm nhí)
[322] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư học tập kiến thức nhảm nhí (tiracchānavijjaṃ). Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các tỳ khưu ni lại học tập kiến thức nhảm nhí, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại học tập kiến thức nhảm nhí?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư học tập kiến thức nhảm nhí, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại học tập kiến thức nhảm nhí vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào học tập kiến thức nhảm nhí thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[323] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Kiến thức nhảm nhí nghĩa là bất cứ điều gì ở bên ngoài (thế tục) không liên hệ mục đích.
Học tập: vị ni học tập theo câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng câu. Vị ni học tập theo âm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng âm.
[324] Vị ni học tập chữ viết, vị ni học tập sự ghi nhớ (thuộc lòng), vị ni học tập kinh paritta để hộ thân, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN NHÀ TRIỂN LÃM TRANH - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI
(Dạy kiến thức nhảm nhí)
[325] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư dạy kiến thức nhảm nhí (tiracchānavijjaṃ). Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các tỳ khưu ni lại dạy kiến thức nhảm nhí, giống như các cô gái tại gia hưởng dục vậy?
Các tỳ khưu ni đã nghe được những người ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại dạy kiến thức nhảm nhí?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư dạy kiến thức nhảm nhí, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại dạy kiến thức nhảm nhí vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào dạy kiến thức nhảm nhí thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[326] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Kiến thức nhảm nhí nghĩa là bất cứ điều gì ở bên ngoài (thế tục) không liên hệ mục đích.
Học tập: vị ni dạy theo câu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng câu. Vị ni dạy theo âm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị) theo từng âm.
[327] Vị ni dạy chữ viết, vị ni dạy sự ghi nhớ (thuộc lòng), vị ni dạy kinh paritta để hộ thân, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Phần Nhà Triển Lãm Tranh là phần thứ năm.
*******
PHẦN TU VIỆN - ĐIỀU HỌC THỨ NHẤT
(Đi vào tu viện không báo trước)
[328] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, nhiều vị tỳ khưu chỉ mặc có một y đang làm công việc may y ở trú xứ là thôn làng. Các tỳ khưu ni không báo trước đã đi vào tu viện rồi đi đến gặp các tỳ khưu ấy. Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni khi chưa báo trước lại đi vào tu viện?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni khi chưa báo trước lại đi vào tu viện, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni khi chưa báo trước lại đi vào tu viện vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào chưa báo trước mà đi vào tu viện thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu ni như thế.
[329] Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu ấy đã rời khỏi trú xứ ấy. Các tỳ khưu ni (nghĩ rằng): “Các ngài đại đức đã đi khỏi” nên đã không đi đến tu viện. Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã quay trở lại trú xứ ấy lần nữa. Các tỳ khưu ni (nghĩ rằng): “Các ngài đại đức đã đi đến” nên đã báo trước rồi đi vào tu viện và đã đi đến gặp các tỳ khưu ấy, sau khi đến đã đảnh lễ các tỳ khưu ấy rồi đứng ở một bên. Các vị tỳ khưu ấy đã nói với các tỳ khưu ni ấy đang đứng một bên điều này:
- Này các sư tỷ, tại sao các vị lại không quét tu viện cũng không đem lại nước uống nước rửa?
- Thưa các ngài đại đức, điều học đã được đức Thế Tôn quy định rằng: “Khi chưa báo trước không được đi vào tu viện;” vì thế chúng tôi đã không đến.
Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
- Này các tỳ khưu, ta cho phép đi vào tu viện có báo trước vị tỳ khưu hiện hiện. Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào chưa báo trước vị tỳ khưu hiện diện mà đi vào tu viện thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).” Và điều học này đã được đức Thế Tôn quy định cho các tỳ khưu ni như thế.
[330] Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưu ấy sau khi đi khỏi trú xứ ấy đã quay trở lại trú xứ ấy lần nữa. Các tỳ khưu ni (nghĩ rằng): “Các ngài đại đức đã đi đến” nên đã đi vào tu viện không báo trước. Sự ngần ngại đã khởi lên cho các vị ni ấy: “Điều học đã được đức Thế Tôn quy định rằng: ‘Chưa báo trước vị tỳ khưu hiện diện không được đi vào tu viện;’ và chúng ta chưa báo trước vị tỳ khưu hiện diện đã đi vào tu viện, phải chăng chúng ta đã phạm tội pācittiya?” Các vị đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.
...(như trên)...
- Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào biết tu viện có tỳ khưu, chưa báo trước lại đi vào thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[331] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Biết nghĩa là tự mình biết, hoặc các người khác thông báo cho vị ni ấy, hoặc các vị (tỳ khưu) ấy thông báo.
Tu viện có tỳ khưu nghĩa là nơi nào có các tỳ khưu cư ngụ cho dù ở gốc cây.
Chưa báo trước lại đi vào tu viện: khi chưa báo trước vị tỳ khưu hoặc vị sa di hoặc người phụ việc chùa, trong khi vượt qua hàng rào của tu viện được rào lại vị ni phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Trong khi đi vào vùng phụ cận của tu viện không được rào lại vị ni phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[332] Nơi có tỳ khưu, nhận biết là có tỳ khưu, vị ni đi vào tu viện chưa báo trước vị tỳ khưu hiện diện thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Nơi có tỳ khưu, có sự hoài nghi, vị ni đi vào tu viện chưa báo trước vị tỳ khưu hiện diện thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Nơi có tỳ khưu, (lầm) tưởng không có tỳ khưu, vị ni đi vào tu viện chưa báo trước vị tỳ khưu hiện diện thì vô tội.
Nơi không có tỳ khưu, (lầm) tưởng là có tỳ khưu, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Nơi không có tỳ khưu, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Nơi không có tỳ khưu, nhận biết là không có tỳ khưu thì vô tội.
[333] Vị ni đi vào có báo trước vị tỳ khưu hiện diện, khi không có vị tỳ khưu hiện diện vị ni đi vào không có báo trước, vị ni đi nhìn theo đầu (các vị ni đi vào trước), vị ni đi vào nơi các tỳ khưu ni đang tụ hội, con đường băng ngang qua tu viện, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN TU VIỆN - ĐIỀU HỌC THỨ NHÌ
(Mắng nhiếc hoặc nguyền rủa tỳ-khưu)
[334] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Vesālī, Mahāvana (Đại Lâm), giảng đường Kūṭāgāra. Vào lúc bấy giờ, thầy tế độ của đại đức Upāli là đại đức Kappitaka [1] ngụ ở mộ địa. Vào lúc bấy giờ, vị tỳ khưu ni trưởng thượng của các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư qua đời. Các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã đưa (thi thể) vị tỳ khưu ni ấy đi, thiêu xác ấy, và đã làm bảo tháp ở nơi không xa trú xá của đại đức Kappitaka, rồi thường đi đến nơi bảo tháp ấy khóc lóc. Khi ấy, đại đức Kappitaka bị quấy rầy bởi tiếng khóc ấy nên đã đập vỡ bảo tháp ấy rồi phân tán. Các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã hội ý rằng:
- Kappitaka này đã phá vỡ bảo tháp của ni sư chúng ta, chúng ta hãy giết lão đi.
Có vị tỳ khưu ni nọ đã kể lại sự việc ấy cho đại đức Upāli. Đại đức Upāli đã đã kể lại sự việc ấy cho đại đức Kappitaka. Khi ấy, đại đức Kappitaka đã rời khỏi trú xá rồi ẩn nấp chờ đợi. Sau đó, các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã đi đến trú xá của đại đức Kappitaka, sau khi đến đã làm cho trú xá của đại đức Kappitaka bị bao trùm bởi những hòn đá và đất cục rồi bỏ đi (nghĩ rằng): “Kappitaka đã chết!” Sau đó khi trải qua đêm ấy, vào buổi sáng đại đức Kappitaka đã mặc y cầm y bát đi vào thành Vesālī để khất thực. Các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã nhìn thấy đại đức Kappitaka đang đi khất thực, sau khi nhìn thấy đã nói như vầy:
- Kappitaka này còn sống. Vậy ai đã tiết lộ kế hoạch của chúng ta?
Các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư đã nghe được rằng: “Nghe nói kế hoạch của chúng ta đã bị tiết lộ bởi ngài đại đức Upāli.” Các vị ni ấy đã mắng nhiếc đại đức Upāli rằng:
- Tại sao gã thợ cạo lau chùi bụi bặm và dòng dõi hạ tiện này lại tiết lộ kế hoạch của chúng tôi?
Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại mắng nhiếc ngài đại đức Upāli?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư mắng nhiếc Upāli, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại mắng nhiếc Upāli vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào mắng nhiếc hoặc nguyền rủa tỳ khưu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[335] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Tỳ khưu: là người nam đã tu lên bậc trên.
(Hoặc) mắng nhiếc: (hoặc là) vị mắng nhiếc theo mười sự việc trong sự mắng nhiếc[2] hoặc với bất cứ điều nào của những điều này thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Hoặc nguyền rủa: vị gây ra sự sợ hãi thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[336] Người nam đã tu lên bậc trên, nhận biết là đã tu lên bậc trên, vị ni mắng nhiếc hoặc nguyền rủa thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Người nam đã tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, vị ni mắng nhiếc hoặc nguyền rủa thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Người nam đã tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là chưa tu lên bậc trên, vị ni mắng nhiếc hoặc nguyền rủa thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Vị mắng nhiếc hoặc nguyền rủa người nam chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Người nam chưa tu lên bậc trên, (lầm) tưởng là đã tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Người nam chưa tu lên bậc trên, có sự hoài nghi, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
Người nam chưa tu lên bậc trên, nhận biết là chưa tu lên bậc trên, phạm tội dukkaṭa (tác ác).
[337] Vị ni (nói để) đề cập đến ý nghĩa, vị ni (nói để) đề cập đến Pháp, vị ni (nói) nhắm đến sự giảng dạy, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN TU VIỆN - ĐIỀU HỌC THỨ BA
(Bị kích động rồi chửi rủa nhóm)
[338] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Caṇḍakālī là vị ni thường gây nên các sự xung đột, các sự cãi cọ, các sự tranh luận, các sự nói chuyện nhảm nhí, và các sự tranh tụng trong hội chúng. Trong khi hành sự đang được thực thi đối với vị ni ấy, tỳ khưu ni Thullanandā phản đối.
[339] Vào lúc bấy giờ, tỳ khưu ni Thullanandā đã đi vào làng vì công việc cần làm nào đó. Khi ấy, hội chúng tỳ khưu ni (nghĩ rằng): “Tỳ khưu ni Thullanandā đã đi vắng” nên đã phạt án treo tỳ khưu ni Caṇḍakālī trong việc không nhìn nhận tội. Tỳ khưu ni Thullanandā sau khi hoàn tất công việc cần làm ấy ở trong làng đã trở về lại thành Sāvatthi. Trong khi tỳ khưu ni Thullanandā đi về, tỳ khưu ni Caṇḍakālī đã không sắp xếp chỗ ngồi, không đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, đã không đi ra tiếp rước y bát, và đã không dâng nước uống. Tỳ khưu ni Thullanandā đã nói với tỳ khưu ni Caṇḍakālī điều này:
- Này cô ni, vì sao trong khi tôi đi về, cô lại không sắp xếp chỗ ngồi, đã không đem lại nước rửa chân, ghế kê chân, tấm chà chân, đã không đi ra tiếp rước y bát, và đã không dâng nước uống vậy?
- Thưa ni sư, bởi vì việc này là như thế, giống như người không được sự quan tâm.
- Này cô ni, vì sao cô lại không được sự quan tâm?
- Thưa ni sư, các tỳ khưu ni này (nói rằng): “Cô này không được sự quan tâm lại ngu dốt. Không còn cô kia thì ai sẽ lên tiếng phản đối” rồi đã phạt án treo tôi trong việc không nhìn nhận tội.
Tỳ khưu ni Thullanandā bị kích động rồi chửi rủa nhóm rằng: “Những cô ấy ngu dốt! Những cô ấy không kinh ngiệm! Những cô ấy không biết về hành sự hoặc sự sai trái của hành sự hoặc sự hư hỏng của hành sự hoặc sự thành tựu của hành sự.” Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao ni sư Thullanandā bị kích động rồi chửi rủa nhóm?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói tỳ khưu ni Thullanandā bị kích động rồi chửi rủa nhóm, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni Thullanandā bị kích động rồi chửi rủa nhóm vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào bị kích động rồi chửi rủa nhóm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[340] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Bị kích động nghĩa là sự giận dữ được đề cập đến.
Nhóm nghĩa là hội chúng tỳ khưu ni được đề cập đến.
Chửi rủa: vị ni chửi rủa rằng: “Những cô ấy ngu dốt! Những cô ấy không kinh ngiệm! Những cô ấy không biết về hành sự hoặc sự sai trái của hành sự hoặc sự hư hỏng của hành sự hoặc sự thành tựu của hành sự” thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Vị ni chửi rủa nhiều vị tỳ khưu ni hoặc một vị tỳ khưu ni hoặc người chưa tu lên bậc trên thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
[341] Vị ni (nói để) đề cập đến ý nghĩa, vị ni (nói để) đề cập đến Pháp, vị ni (nói) nhắm đến sự giảng dạy, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN TU VIỆN - ĐIỀU HỌC THỨ TƯ
(Thọ thực xong lại thọ thực ở nơi khác)
[342] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có người bà-la-môn nọ đã thỉnh mời và dâng bữa ăn đến các tỳ khưu ni. Khi thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm), các tỳ khưu ni đã đi đến các gia đình thân quyến rồi một số vị ni đã thọ thực, một số vị ni đã nhận lấy đồ khất thực rồi đi. Sau đó, người bà-la-môn ấy đã nói với hàng xóm điều này:
- Này quý ông, các tỳ khưu ni đã được tôi làm hài lòng. Hãy đến, tôi cũng sẽ làm hài lòng quý ông.
Những người ấy đã nói như vầy:
- Này ông, có phải ông sẽ làm hài lòng chúng tôi không? Ngay cả những vị ni đã được ông thỉnh mời lại còn đi đến các nhà của chúng tôi, một số vị ni đã thọ thực, một số vị ni đã nhận lấy đồ khất thực rồi đi.
Khi ấy, người bà-la-môn ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao các tỳ khưu ni sau khi thọ thực trong nhà của chúng tôi lại thọ thực ở nơi khác? Không lẽ tôi không đủ khả năng để bố thí theo như ước muốn hay sao?
Các tỳ khưu ni đã nghe được người bà-la-môn ấy phàn nàn, phê phán, chê bai. Các tỳ khưu ni ít ham muốn, …(như trên)…, các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) lại thọ thực ở nơi khác?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) lại thọ thực ở nơi khác, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni thọ thực xong và đã từ chối (vật thực dâng thêm) lại thọ thực ở nơi khác vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào đã được thỉnh mời hoặc đã từ chối (vật thực dâng thêm) lại nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[343] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Đã được thỉnh mời nghĩa là được thỉnh mời với loại vật thực nào đó của năm loại vật thực.
Đã từ chối (vật thực dâng thêm) nghĩa là việc ăn được ghi nhận, vật thực được ghi nhận, (thí chủ) đứng trong tầm tay (1 mét 25) dâng lên (vật thực) được ghi nhận, (vật thực) đã bị khước từ được ghi nhận.
Vật thực cứng nghĩa là trừ ra năm loại vật thực, vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, và vật dùng suốt đời; phần còn lại gọi là vật thực cứng.
Vật thực mềm nghĩa là năm loại vật thực (gồm có) cơm, xúp, bánh, cá, thịt. (Nghĩ rằng): “Ta sẽ nhai, ta sẽ ăn” rồi thọ lãnh thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[344] Khi đã được thỉnh mời, nhận biết là đã được thỉnh mời, vị ni nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
Khi đã được thỉnh mời, có sự hoài nghi, vị ni nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya.
Khi đã được thỉnh mời, (lầm) tưởng là chưa được thỉnh mời, vị ni nhai hoặc ăn vật thực cứng hoặc vật thực mềm thì phạm tội pācittiya.
Vị ni nhận lãnh vật dùng đến hết đêm, vật dùng trong bảy ngày, vật dùng suốt đời vì mục đích vật thực thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Mỗi lần nuốt xuống thì phạm tội dukkaṭa (tác ác).
[345] Vị ni đã được thỉnh mời nhưng chưa từ chối (vật thực dâng thêm), vị ni uống cháo, vị ni hỏi trước các chủ nhân rồi thọ thực, vị ni thọ dụng vật dùng đến hết đêm vật dùng trong bảy ngày vật dùng suốt đời khi có duyên cớ, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN TU VIỆN - ĐIỀU HỌC THỨ NĂM
(Bỏn xẻn về gia đình)
[346] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu ni nọ trong lúc đi khất thực ở con đường nọ trong thành Sāvatthi đã đi đến gia đình nọ, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn. Khi ấy, những người ấy sau khi dâng bữa ăn đến vị tỳ khưu ni ấy rồi đã nói điều này:
- Thưa ni sư, luôn cả các tỳ khưu ni khác hãy đi đến.
Khi ấy, vị tỳ khưu ni ấy (nghĩ rằng): “Làm cách nào để các tỳ khưu ni khác không đi đến?” nên khi đi đến gặp các tỳ khưu ni đã nói điều này:
- Này các ni sư, ở chỗ đàng kia chó thì dữ tợn bò thì hung bạo, là khu vực đầm lầy, chớ có đi đến chỗ ấy.
Có vị tỳ khưu ni khác trong khi đi khất thực ở con đường ấy cũng đã đi đến gia đình ấy, sau khi đến đã ngồi xuống trên chỗ ngồi được sắp đặt sẵn. Khi ấy, những người ấy sau khi dâng bữa ăn đến vị tỳ khưu ni ấy rồi đã nói điều này:
- Thưa ni sư, tại sao các tỳ khưu ni khác không đi đến?
Khi ấy, vị tỳ khưu ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho những người ấy. Dân chúng phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Tại sao vị tỳ khưu ni lại bỏn xẻn về gia đình?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni bỏn xẻn về gia đình, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni lại bỏn xẻn về gia đình vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào bỏn xẻn về gia đình thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[347] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Gia đình nghĩa là có bốn loại gia đình: gia đình sát-đế-lỵ (khattiya), gia đình bà-la-môn, gia đình thương buôn, và gia đình hạng cùng đinh.
Bỏn xẻn: vị ni (nghĩ rằng): “Làm cách nào để các tỳ khưu ni khác không đi đến?” rồi nói xấu về gia đình trong sự hiện diện của các tỳ khưu ni thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Vị ni nói xấu về các tỳ khưu ni trong sự hiện diện của gia đình thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[348] Trong khi không bỏn xẻn về gia đình vị ni giải thích về điều bất tiện đang hiện hữu, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN TU VIỆN - ĐIỀU HỌC THỨ SÁU
(Mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ-khưu)
[349] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có nhiều tỳ khưu ni khi trải qua mùa (an cư) mưa ở chỗ trú xứ là thôn làng rồi đã đi đến thành Sāvatthi. Các tỳ khưu ni đã nói với các tỳ khưu ni ấy điều này:
- Các ni sư đã trải qua mùa (an cư) mưa ở đâu? Chắc hẳn sự giáo giới đã có hiệu quả?
- Này các ni sư, ở nơi ấy không có các tỳ khưu, do đâu mà sự giáo giới sẽ có hiệu quả?
Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni lại sống mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ khưu?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni sống mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ khưu, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni lại sống mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ khưu? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào sống mùa (an cư) mưa tại trú xứ không có tỳ khưu thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[350] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Trú xứ không có tỳ khưu nghĩa là không thể đi vì việc giáo giới hoặc vì việc đồng cộng trú. Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ sống mùa (an cư) mưa” rồi sắp xếp chỗ trú ngụ, đem lại nước uống nước rửa, quét phòng thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). Với sự mọc lên của mặt trời thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[351] Các vị tỳ khưu đã vào mùa (an cư) mưa bỏ đi hoặc hoàn tục hoặc qua đời hoặc chuyển sang phe khác, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN TU VIỆN - ĐIỀU HỌC THỨ BẢY
(Không thực hiện lễ Pavāraṇā ở cả hai hội chúng)
[352] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có nhiều tỳ khưu ni khi trải qua mùa (an cư) mưa ở chỗ trú xứ là thôn làng rồi đã đi đến thành Sāvatthi. Các tỳ khưu ni đã nói với các tỳ khưu ni ấy điều này:
- Các ni sư đã trải qua mùa (an cư) mưa ở đâu? Chắc hẳn đã thỉnh cầu[3] nơi hội chúng tỳ khưu?
- Này các ni sư, chúng tôi không có thỉnh cầu nơi hội chúng tỳ khưu.
Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni khi trải qua mùa (an cư) mưa lại không thỉnh cầu nơi hội chúng tỳ khưu?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni khi trải qua mùa (an cư) mưa không thỉnh cầu nơi hội chúng tỳ khưu, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni khi trải qua mùa (an cư) mưa lại không thỉnh cầu nơi hội chúng tỳ khưu vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào khi trải qua mùa (an cư) mưa không thỉnh cầu ở cả hai hội chúng dựa trên ba tình huống là do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[353] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Khi trải qua mùa (an cư) mưa nghĩa là đã sống (an cư mùa mưa) ba tháng thời kỳ đầu hoặc ba tháng thời kỳ sau.
Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không thỉnh cầu ở cả hai hội chúng dựa trên ba tình huống là do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ,” trong việc buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[354] Khi có nguy hiểm, sau khi tầm cầu nhưng không đạt được, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN TU VIỆN - ĐIỀU HỌC THỨ TÁM
(Không đi giáo giới)
[355] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự giữa dân chúng dòng Sākya (Thích ca), trong thành Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ), tu viện Nigrodha. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu nhóm Lục Sư sau khi đi đến chỗ trú ngụ của các tỳ khưu ni rồi giáo giới các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư. Các tỳ khưu ni đã nói với các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư điều này:
- Này các ni sư, hãy đi. Chúng ta sẽ đi (nghe) giáo giới.
- Này các ni sư, chúng tôi cũng nên đi vì lý do giáo giới, tuy nhiên các ngài đại đức nhóm Lục Sư đi đến ngay tại đây rồi giáo giới chúng tôi.
Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại không đi giáo giới?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư không đi giáo giới, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni nhóm Lục Sư lại không đi giáo giới vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào không đi vì việc giáo giới hoặc vì việc đồng cộng trú thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[356] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Việc giáo giới nghĩa là tám Trọng Pháp.
Việc đồng cộng trú nghĩa là có chung hành sự, có chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có sự học tập giống nhau.
Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không đi vì việc giáo giới hoặc vì việc đồng cộng trú,” trong việc buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[357] Khi có nguy hiểm, sau khi tìm kiếm nhưng không đạt được vị tỳ khưu ni thứ nhì, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN TU VIỆN - ĐIỀU HỌC THỨ CHÍN
(Không hỏi về lễ Uposatha và không thỉnh cầu sự giáo giới)
[358] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, các tỳ khưu ni không hỏi về lễ Uposatha (Bố Tát) cũng không thỉnh cầu sự giáo giới. Các tỳ khưu phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao các tỳ khưu ni không hỏi về lễ Uposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói các tỳ khưu ni không hỏi về lễ Uposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao các tỳ khưu ni không hỏi về lễ Uposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni vào mỗi nửa tháng nên mong mỏi hai việc từ hội chúng tỳ khưu: việc hỏi ngày lễ Uposatha và việc đi đến (để nghe) giáo giới; nếu vượt quá hạn ấy thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[359] Vào mỗi nửa tháng: vào mỗi kỳ Uposatha.
Ngày lễ Uposatha nghĩa là có hai ngày lễ Uposatha: ngày mười bốn và ngày mười lăm.
Việc giáo giới nghĩa là tám Trọng Pháp.
Vị ni (nghĩ rằng): “Ta sẽ không hỏi về lễ Uposatha cũng không thỉnh cầu sự giáo giới,” trong việc buông bỏ trách nhiệm thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[360] Khi có nguy hiểm, sau khi tìm kiếm nhưng không đạt được vị tỳ khưu ni thứ nhì, vị ni bị bệnh, trong những lúc có sự cố, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
*******
PHẦN TU VIỆN - ĐIỀU HỌC THỨ MƯỜI
(Cùng người nam nặn mụt nhọt ở phần dưới thân)
[361] Lúc bấy giờ, đức Phật Thế Tôn ngự tại thành Sāvatthi, Jetavana, tu viện của ông Anāthapiṇḍika. Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu ni nọ cùng người nam một nam với một nữ xẻ nặn mụt nhọt phát sanh ở phần dưới thân. Khi ấy, người nam ấy đã gắng sức để làm ô uế vị tỳ khưu ni. Vị tỳ khưu ni ấy đã kêu thét lên. Các tỳ khưu ni đã chạy lại và đã nói với tỳ khưu ni ấy điều này:
- Này ni sư, vì sao cô đã kêu thét lên?
Khi ấy, vị tỳ khưu ni ấy đã kể lại sự việc ấy cho các tỳ khưu ni. Các tỳ khưu ni ít ham muốn, ...(như trên)..., các vị ni ấy phàn nàn, phê phán, chê bai rằng:
- Vì sao tỳ khưu ni lại cùng người nam một nam với một nữ xẻ nặn mụt nhọt phát sanh ở phần dưới thân?
...(như trên)...
- Này các tỳ khưu, nghe nói vị tỳ khưu ni cùng người nam một nam với một nữ xẻ nặn mụt nhọt phát sanh ở phần dưới thân, có đúng không vậy?
- Bạch Thế Tôn, đúng vậy.
Đức Phật Thế Tôn đã khiển trách rằng:
- Này các tỳ khưu, vì sao tỳ khưu ni lại cùng người nam một nam với một nữ xẻ nặn mụt nhọt phát sanh ở phần dưới thân vậy? Này các tỳ khưu, sự việc này không đem lại niềm tin cho những kẻ chưa có đức tin, …(như trên)… Và này các tỳ khưu, các tỳ khưu ni hãy phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu ni nào khi chưa xin phép hội chúng hoặc nhóm lại cùng người nam một nam với một nữ làm cho vỡ ra hoặc xẻ ra hoặc rửa ráy hoặc bôi thuốc hoặc băng lại hoặc tháo băng mụt nhọt hoặc vết loét phát sanh ở phần dưới thân thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).”
[362] Vị ni nào: là bất cứ vị ni nào ...(như trên)...
Tỳ khưu ni: ...(như trên)... vị ni này là “vị tỳ khưu ni” được đề cập trong ý nghĩa này.
Ở phần dưới thân nghĩa là từ lỗ rún trở xuống từ đầu gối trở lên.
Phát sanh: được sanh lên tại nơi ấy.
Mụt nhọt nghĩa là bất cứ loại mụt nhọt nào.
Vết loét nghĩa là bất cứ loại vết thương nào.
Khi chưa xin phép: chưa có hỏi ý.
Hội chúng nghĩa là hội chúng tỳ khưu ni được đề cập đến.
Nhóm nghĩa là nhiều vị tỳ khưu ni được đề cập đến.
Người nam nghĩa là nam nhân loại, không phải dạ-xoa nam, không phải ma nam, không phải thú đực, có sự hiểu biết, có khả năng làm ô uế.
Cùng: cùng với.
Một nam với một nữ: là người nam và vị tỳ khưu ni.
Vị ni ra lệnh rằng: “Hãy làm vỡ ra” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác); khi đã bị vỡ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Vị ni ra lệnh rằng: “Hãy xẻ ra” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác); khi đã được xẻ thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Vị ni ra lệnh rằng: “Hãy rửa” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác); khi đã được rửa thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Vị ni ra lệnh rằng: “Hãy bôi thuốc” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác); khi đã được bôi thuốc thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Vị ni ra lệnh rằng: “Hãy băng lại” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác); khi đã được băng lại thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị). Vị ni ra lệnh rằng: “Hãy tháo băng” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác); khi đã được tháo băng thì phạm tội pācittiya (ưng đối trị).
[363] Vị ni bảo làm cho vỡ ra hoặc bảo xẻ ra hoặc bảo rửa hoặc bảo bôi thuốc hoặc bảo băng lại hoặc bảo tháo băng sau khi đã xin phép, có người nữ nào đó có sự hiểu biết là người nữ thứ nhì, vị ni bị điên, vị ni vi phạm đầu tiên thì vô tội.
Phần Tu Viện là phần thứ sáu.
*******
[1] Theo ngài Buddhaghosa, đại đức Kappitaka là vị trưởng lão trong số một ngàn đạo sĩ bện tóc được đề cập ở Đại Phẩm – Mahāvagga tập 1, chương I, [37].
[2] Xem điều pācittiya 2 của tỳ khưu (Phân Tích Giới Tỳ khưu tập 2, [186]).
[3] Tức là làm lễ Pavāraṇā (Tự Tứ).
-ooOoo-
05-05-2019 - 1008 lượt xem