Địa chỉ: Khu 2, ấp 4, Xã Tóc Tiên, Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hotline: 0907 249 746

THIỀN TÂM TỪ

 

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

*******

 

⇒ Nhấn vào đây để đọc THIỀN TÂM TỪ

 

Tâm từ (Mettà) là một nhu cầu cấp thiết của thế giới ngày nay. Thực vậy, nó là một đòi hỏi to lớn hơn bao giờ hết từ trước đến nay. Như chúng ta biết, thế giới hiện nay đã có đủ vật chất và tiền bạc, chúng ta cũng biết rằng hiện nay có rất nhiều nhà trí thức cấp tiến, các nhà văn, triết gia, tâm lý gia, khoa học gia lỗi lạc. Ngoài ra, chúng ta còn có các nhà hoạt động tôn giáo, các vị đứng đầu về luật pháp, đạo đức và tôn giáo v.v.... Mặc dù, có những con người tài hoa xuất chúng như vậy, nhưng thế gian này vẫn không sao có được một nền hoà bình và hạnh phúc thực sự. Ðiều đó chứng tỏ rằng còn có một cái gì đó chúng ta đang thiếu. Cái chúng ta đang thiếu đó là Mettà (tâm từ). Mettà là một từ Pàli đã được người ta dịch sang Anh ngữ là "Love" (tình thương). Khi bạn dùng từ "Love" bạn đã có những ý niệm hoàn toàn khác trong sự giải thích từ này, và dĩ nhiên là bạn có thể muốn nói đến những gì đó khác hơn, bởi vì đó là một từ đã bị sử dụng một cách lỏng lẻo và trong một vài trường hợp nó còn bị lạm dụng hay dùng sai cả ý nghĩa. Chính vì thế khi bạn nói về tình thương (Love), người ta sẽ có một ý niệm khác. Vì vậy chúng ta dùng từ Pàli "Mettà" để nói về lòng từ - không phải là loại tình thương uỷ mị theo xúc cảm, nhục dục và thường tình. Như mọi người biết, từ "tình thương" (Love) đã được định nghĩa rất nhiều cách trong Anh ngữ, tuỳ theo quan niệm trong tâm của mỗi người thuộc các tôn giáo khác nhau.

 

Chẳng hạn, trong một cuốn sách nhỏ vừa mới xuất bản mang tựa đề "Love" (tình thương) mà một người bạn đã tặng cho bần tăng để nghiên cứu, và nhân đây bần tăng cũng muốn phê bình một chút về cuốn sách này. Về các quan niệm đặc biệt khác trong cuốn sách bần tăng sẽ không đề cập đến, mà chỉ muốn trình bày cho quý vị thấy rõ nó khác biệt như thế nào so với Mettà - một định nghĩa mà từ "Love" (tình thương) có thể đã dùng. Tác giả cuốn sách là giáo sư của một bộ môn tín ngưỡng hữu thần nào đó rất đáng kính. Theo định nghĩa của ông về "Mettà", ở đây ông lại dùng từ Pàli của đạo Phật "Tình thương (Love) là Thượng Ðế, tình thương tự nó phát ra trong bất kỳ sự sáng tạo nào của Thượng Ðế và con người là tối thượng" (Love is God. Love emanates itself in any of the creations of god. Man is foremost). Bần tăng xin phép được trích đọc một đoạn nói về "tình thương" đối với loài vật trong cuốn sách này: "Con người đòi hỏi phải có sinh lực, sức mạnh và sinh sôi nảy nở để phục vụ Thượng Ðế... để bảo vệ con người và các loài khác cũng như để kiểm soát thế gian này một cách hiệu quả. Muốn được khoẻ mạnh và có năng lực con người cần phải ăn những thực phẩm bổ dưỡng và vì lý do này mà Thượng Ðế đã chỉ thị cho con người giết và ăn thịt bò, lạc đà… Con người không được phép giết các loài thú hoang... Nếu không, chính họ sẽ trở nên hoang dã theo tiến trình thời gian. Vì thịt của những loài gia súc được con người ăn, cái chất thiện của chúng sẽ hoà nhập với linh hồn con người và như vậy (nguyên văn) nó sẽ gián tiếp được lên thiên đàng. Cái giá trị này đã được con người chuyển hoá cho nó - một hành động đầy bi mẫn mà con người biểu lộ với loài vật. Trong cuộc sống, việc làm như vậy không tội lỗi gì cả".

 

Không hề có ý bất kính đối với tác giả, sở dĩ bần Tăng đọc cho mọi người nghe đoạn văn này vì chỉ để tìm sự so sánh. Tác giả đã đặt Mettà (tâm từ) ngang hàng với Love (tình thương) theo quan niệm của ông. Ðối với người Phật tử chúng ta thì cách nhìn sự vật như vậy khá ngộ nghĩnh. Ý niệm về tâm từ của đạo Phật là như thế nào? Mettà đã được các nhà phiên dịch ngày nay dịch sang tiếng Anh là "có khuynh hướng rộng lượng, từ ái, ban rải tình thương đến tha nhân". Tuy nhiên, theo lời dạy của Ðức Phật mettà mang một ý nghĩa sâu xa hơn - một sự bao hàm rộng lớn hơn so với định nghĩa này rất nhiều. Tâm từ có ý nghĩa nhiều hơn là nhân ái, vô hại (Ahiṁsa) lòng trắc ẩn. Ở đây cũng nên đề cập thêm một điểm nữa là: theo Thánh Kinh Thiên Chúa "thiện tâm" (goodwill) được xem là rất tốt. Thế nhưng chúng ta nhớ bức thông điệp thiện tâm mà các thiên thần truyền rao khi Chúa Con giáng sinh. Thánh kinh nói, các thiên thần đã truyền rao Bức Thông Ðiệp Thiện Tâm cho thế gian "Bình an dưới thế cho người thiện tâm" (Peace on earth to men of goodwill). Khi đọc kỹ bức thông điệp này chúng ta nhận ra rằng các Thiên Thần đem sự bình an đến trần thế chỉ cho những người có thiện tâm thôi, chứ không phải cho tất cả mọi người.

...

 

⇒ Nhấn vào đây để đọc tiếp THIỀN TÂM TỪ

27-03-2019 - 3034 lượt xem

back-to-top.png