ĐẶT NIỀM TIN NƠI TAM BẢO, KHÔNG ĐẶT NIỀM TIN VÀO CÁ NHÂN MỘT VỊ SƯ ...ĐỂ KHÔNG BỊ THẤT VỌNG VÀ MẤT NIỀM TIN
Tịnh Tín Ðối Với Một Người
1. Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, trong việc đặt niềm tin chỉ với một người. Thế nào là năm?
2. Đối với người nào, này các Tỷ-kheo, mà người khác có lòng tịnh tín, và người ấy rơi vào một tội phạm, và tùy theo tội phạm ấy, chúng Tăng ngưng chức vị ấy. Người này suy nghĩ: "Người mà ta ái mộ ưa thích, vị ấy bị chúng Tăng ngưng chức", và người này không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo, người này không có liên hệ với các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh Pháp. Ðây là nguy hại thứ nhất, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.
3. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với người nào, này các Tỷ-kheo, mà người khác có lòng tịnh tín, và vị ấy rơi vào một tội phạm, và tùy theo tội phạm ấy, chúng Tăng bắt vị ấy ngồi vào phía cuối. Người này suy nghĩ: "Người mà ta ái mộ ưa thích, vị ấy bị chúng Tăng bắt ra ngồi phía cuối", và người này không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo. Do không còn nhiều tịnh tín đối với các Tỷ-kheo, người này không có liên hệ đến các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh Pháp. Ðây là nguy hại thứ hai, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.
4. Lại nữa, này các Tỷ-kheo, đối với người nào, này các Tỷ-kheo, mà người khác có lòng tịnh tín, rồi người ấy đi đến một trú xứ khác...người ấy hoàn tục...người ấy mạng chung. Người này suy nghĩ: "Người mà ta ái mộ ưa thích, vị ấy mạng chung". Người này không liên hệ đến các Tỷ-kheo khác. Do không liên hệ với các Tỷ-kheo khác, người này không nghe diệu pháp. Do không nghe diệu pháp, người này thối đọa khỏi Chánh pháp. Ðây là nguy hại thứ năm, này các Tỷ-kheo, trong sự tịnh tín đối với một người.
(Tăng Chi Kinh, Chương 5 pháp)
(Confidence in a Person
“Bhikkhus, there are these five dangers in basing one’s confidence on a person. What five?
(1) “The person in whom another has complete confidence may commit an offense because of which the Saṅgha suspends him. It occurs to the one [who had such confidence in him]:‘The person who is pleasing and agreeable to me has been suspended by the Saṅgha.’ He then loses much of his confidence in bhikkhus. Since he has lost much of his confidence in them, he does not associate with other bhikkhus. Since he does not associate with other bhikkhus, he does not get to hear the good Dhamma. Since he does not get to hear the good Dhamma, he falls away from the good Dhamma. This is the first danger in basing one’s confidence on a person.
(2) “Again, the person in whom another has complete confidence may commit an offense because of which the Saṅgha makes him sit at the end. It occurs to the one [who had such confidence in him]: ‘The Saṅgha has made the person who is pleasing and agreeable to me sit at the end.’ He then loses much of his confidence in bhikkhus Since he does not get to hear the good Dhamma, he falls away from the good Dhamma. This is the second danger in basing one’s confidence on a person.
(3) “Again, the person in whom another has complete confidence may depart for some other quarter . . . (4) . . . may dis-robe . . . (5) . . . may pass away. It occurs to the one [who had such confidence in him]: ‘The person who was pleasing and agreeable to me [has departed for some other quarter . . . has disrobed . . .] has passed away.’ He does not associate with other bhikkhus. Since he does not associate with other bhikkhus, he does not get to hear the good Dhamma. Since he does not get to hear the good Dhamma, he falls away from the good Dhamma. This is the fifth danger in basing one’s confidence on a person.
“These, bhikkhus, are the five dangers in basing one’s confidence on a person.”
AN III
15-04-2019 - 1945 lượt xem