25. Uṭṭhānenappamādena,
saṃyamena damena ca;
dīpaṃ kayirātha medhāvī,
yaṃ ogho nābhikīrati.
25. "Nỗ lực, không phóng dật,
Tự điều, khéo chế ngự.
Bậc trí xây hòn đảo,
Nước lụt khó ngập tràn."
奮勉不放逸,Phấn miễn bất phóng dật
克己自調御,Khắc kỷ tự điều phục,
智者自作洲,Trí giả tự tác châu,
不為洪水沒。Bất vi hồng thủy một.
Từ Vựng
Island Against Floods
The Story of Cūḷapanthaka (Verse 25)
uṭṭhānena: kiên trì, vững vàng (endowed) with steadfastness;
appamādena: không phóng dật hay có chánh niệm (with mindfulness);
saṃyameti: với sự chế ngự (with restraint);
damena: kiểm soát hay điều phục các căn (with control of the senses);
ca: và (and);
medhāvī : bậc hiền trí (the wise-person);
dīpaṃ: hòn đảo (an island);
kayirātha: tạo dựng (builds);
yaṃ: bất cứ cái gì, do nhờ cái gì (which);
ogho: hồng thủy, trận lụt (the floods);
na abhikīrati: sẽ không ngập tràn (will not overwhelm).
Do kiên trì chánh niệm, không phóng dật, chế ngự và điều phục các căn, bậc trí tự tạo cho mình một hòn đảo mà không cơn lụt nào có thể tràn ngập được.
(Through diligence, mindfulness, discipline (with regard to moral precepts), and control of his senses, let the man of wisdom make (of himself) an island which no flood can overwhelm.)
Chuyện Trưởng Lão Chu-lá-pan-thá-ká (Culapanthaka)
Trong khi cư ngụ tại Trúc Lâm Tịnh Xá, Đức Phật đã nói lên bài kệ số 25 này, liên quan đến Chu-lá-pan-thá-ká, cháu nội của một vị trưởng khố trong kinh thành Vương Xá.
Ông trưởng khố có hai người cháu trai, một tên Mahāpanthaka và người kia là Cūḷapanthaka. Ma-ha-pan-tha-ka, là anh, thường cùng với ông nội đi nghe pháp. Sau đó, Ma-ha-pan-tha-ka gia nhập Tăng Đoàn và đúng thời trở thành một bậc A-la-hán. Chu-lá-pan-thá-ká cũng noi theo anh và trở thành một vị Tỳ-kheo. Tuy nhiên, do một trong những kiếp trước, thời Đức Phật Ca-diếp (Kassapa), Chu-lá-pan-thá-ká đã chế giễu một vị Tỳ-kheo nọ là người đần độn, nên kiếp này ngài bị sanh ra làm người ám độn y như vậy. Ngài học suốt bốn tháng trời cũng không thể nhớ nổi dù chỉ một bài kệ bốn câu. Ma-ha-pan-tha-ka rất thất vọng về người em và thậm chí còn bảo rằng em không xứng đáng (làm người xuất gia) ở trong Tăng.
Lúc bấy giờ, Lương y Jīvaka đi đến cùa để thỉnh Đức Phật và chư tỳ-kheo thường trú tại đó đến nhà ông trai tăng. Trưởng lão Ma-ha-pan-tha-ka, là người đảm nhận công việc phân bổ các vị tỳ-kheo đi dự buổi trai tăng, đã loại Chu-lá-pan-tha-ka ra khỏi danh sách. Khi Chu-lá-pan-tha-ka biết được việc này vị ấy cảm thấy thất vọng và quyết định sẽ hoàn tục. Biết được ý định của Chu-lá-pan-tha-ka, Đức Phật đã dẫn vị ấy đến trước hương thất của ngài và cho ngồi tại đó. Ngài đưa cho Chu-lá-pan-tha-ka một miếng vải sạch và bảo vị ấy ngồi quay mặt về hướng đông và vừa vò đi vò lại miếng vải vừa niệm thầm chữ “Rajoharanam”, có nghĩa là “có thể nhiễm bụi bẩn”. Rồi Đức Phật cùng với chư tăng đi đến nhà của lương y Jīvaka.
Trong khi đó, Chu-lá-pan-tha-ka vẫn tiếp tục vò miếng vải, đồng thời lẩm bẩm chữ “có thể nhiễm bụi bẩn”. Chẳng mấy chốc, miếng vải trở nên dơ bẩn. Thấy sự thay đổi trong tình trạng của miếng vải này, Chu-lá-pan-tha-ka nhận ra bản chất vô thường của các pháp hữu vi. Từ nơi nhà của Jīvaka, bằng năng lực thần thông, Đức Phật biết được sự tiến bộ của Chu-lá-pan-tha-ka. Ngài phóng hào quang để cho Chu-lá-pan-tha-ka thấy rằng Đức Phật đã xuất hiện và ngồi trước mặt vị ấy, ngài dạy:
“Không phải chỉ có miếng vải bị bụi làm cho dơ bẩn; trong tự thân mỗi người cũng có bụi tham, bụi sân, và bụi si, nghĩa là, những ô nhiễm làm cho họ không hiểu biết về Tứ Thánh Đế. Chỉ khi loại trừ được những bụi bẩn này người ta mới có thể thành tựu mục đích của mình và đắc A-la-hán thánh quả.” Chu-lá-pan-tha-ka hiểu được lời dạy của Đức Phật và tiếp tục hành thiền, chỉ một lát sau ngài đắc đạo quả A-la-hán cùng với Tứ Tuệ Phân Tích. Như vậy Chu-lá-pan-tha-ka không còn là một người ám độn nữa.
Tại nhà ông Jīvaka, khi mọi người sắp đổ nước cúng như một dấu hiệu của sự bố thí; Đức Phật dùng tay đậy bát lại và hỏi xem còn vị tỳ-kheo nào ở lại chùa không. Khi được mọi người trả lời rằng không còn ai hết, Đức Phật nói vẫn còn một người và hướng dẫn họ đi lại chùa đưa Chu-lá-pan-tha-ka đến. Khi người đưa tin từ nhà ông Jīvaka đến chùa anh ta thấy không phải chỉ một vị tỳ-kheo, mà có cả một ngàn vị tỳ-kheo giống hệt nhau. Tất cả những vị tỳ-kheo này là do Chu-lá-pan-tha-ka tạo ra bằng thần thông của mình. Người đưa tin lấy làm bối rối và quay về báo sự việc cho Jivaka. Lần thứ hai người đưa tin được phái tới chùa sau khi Đức Phật hướng dẫn là hãy nói Đức Phật cho mời vị tỳ-kheo có tên Chu-lá-pan-tha-ka đến. Nhưng khi anh ta nói như vậy, một ngàn giọng đáp lại, “Tôi là Chu-lá-pan-tha-ka.” Lại bối rối, anh ta quay trở về lần thứ hai. Và lại được phái tới chùa lần thứ ba. Lần này, anh ta được hướng dẫn là hãy nắm lấy vị tỳ-kheo nào nói rằng họ là Chu-lá-pan-tha-ka trước nhất. Ngay khi người này nắm lấy tay vị tỳ-kheo đó thì tất cả các vị còn lại biến mất, và Chu-lá-pan-tha-ka đi cùng với người đưa tin đến nhà của ông Jīvaka. Sau bữa trai tăng, theo hướng dẫn của Đức Phật, Chu-lá-pan-tha-ka đã thuyết một thời pháp một cách tự tin và can đảm, giống như tiếng rống của sư tử.
Về sau, khi đề tài về Chu-lá-pan-tha-ka nổi lên giữa các vị tỳ-kheo, Đức Phật giải thích rằng người nào nỗ lực chuyên cần và kiên trì chắc chắn sẽ đạt đến đạo quả A-la-hán.
Rồi Đức Phật nói lên bài kệ sau:
"Nỗ lực, không phóng dật,
Tự điều, khéo chế ngự.
Bậc trí xây hòn đảo,
Nước lụt khó ngập tràn."
The Story of Culapanthaka
While residing at the Veluvana monastery, the Buddha uttered Verse (25) of this book, with reference to Culapanthaka, a grandson of a banker of Rajagaha.
The banker had two grandsons, named Mahapanthaka and Culapanthaka. Mahapanthaka, being the elder, used to accompany his grandfather to listen to religious discourses. Later, Mahapanthaka joined the Buddhist religious Order and in course of time became an arahat. Culapanthaka followed his brother and became a bhikkhu. But, because in a previous existence in the time of Kassapa Buddha Culapanthaka had made fun of a bhikkhu who was very dull, he was born a dullard in the present existence. He could not even memorize one verse in four months. Mahapanthaka was very disappointed with his younger brother and even told him that he was not worthy of the Order.
About that time, Jivaka came to the monastery to invite the Buddha and the resident bhikkhus to his house for a meal. Mahapanthaka, who was then in charge of assigning the bhikkhus to meal invitations, left out Culapanthaka from the list. When Culapanthaka learnt about this he felt very much frustrated and decided that he would return to the life of a householder. Knowing his intention, the Buddha took him along and made him sit in front of the Gandhakuti hall. He then gave a clean piece of cloth to Culapanthaka and told him to sit there facing east and rub the piece of cloth. At the same time he was to repeat the word "Rajoharanam", which means "taking on impurity." The Buddha then went to the residence of Jivaka, accompanied by the bhikkhus.
Meanwhile, Culapanthaka went on rubbing the piece of cloth, all the time muttering the word "Rajoharanam". Very soon, the cloth became soiled. Seeing this change in the condition of the cloth, Culapanthaka came to realize the impermanent nature of all conditioned things. From the house of Jivaka, the Buddha through super normal power learnt about the progress of Culapanthaka. He sent forth his radiance so that (to Culapanthaka) the Buddha appeared to be sitting in front of him, saying:
"It is not the piece of cloth alone that is made dirty by the dust; within oneself also there exist the dust of passion (raga), the dust of ill will (dosa), and the dust of ignorance (moha), i.e., the ignorance of the Four Noble Truths. Only by removing these could one achieve one's goal and attain arahatship". Culapanthaka got the message and kept on meditating and in a short while attained arahatship, together with Analytical Insight. Thus, Culapanthaka ceased to be a dullard.
At the house of Jivaka, they were about to pour libation water as a mark of donation; but the Buddha covered the bowl with his hand and asked if there were any bhikkhus left at the monastery. On being answered that there were none, the Buddha replied that there was one and directed them to fetch Culapanthaka from the monastery. When the messenger from the house of Jivaka arrived at the monastery he found not only one bhikkhu, but a thousand identical bhikkhus. They all have been created by Culapanthaka, who by now possessed supernormal powers The messenger was baffled and he turned back and reported the matter to Jivaka. The messenger was sent to the monastery for the second time and was instructed to say that the Buddha summoned the bhikkhu by the name of Culapanthaka. But when he delivered the message, a thousand voices responded, "I am Culapanthaka." Again baffled, he turned back for the second time. Then he was sent to the monastery, for the third time. This time, he was instructed to get hold of the bhikkhu who first said that he was Culapanthaka. As soon as he got hold of that bhikkhu all the rest disappeared, and Culapanthaka accompanied the messenger to the house of Jivaka. After the meal, as directed by the Buddha, Culapanthaka delivered a religious discourse confidently and bravely, roaring like a young lion.
Later, when the subject of Culapanthaka cropped up among the bhikkhus, the Buddha said that one who was diligent and steadfast in his striving would certainly attain arahatship.
Then the Buddha spoke in verse as follows:
Verse 25: Through diligence, mindfulness, discipline (with regard to moral precepts), and control of his senses, let the man of wisdom make (of himself) an island which no flood can overwhelm.
21-04-2019 - 2967 lượt xem