KHỔ DO AI LÀM ?
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do tự mình làm ra?
-- Không phải vậy, này Kassapa.Thế Tôn đáp.
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do người khác làm ra?
-- Không phải vậy, này Kassapa. Thế Tôn đáp.
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ do mình làm ra và do người khác làm ra?
-- Không phải vậy, này Kassapa. Thế Tôn đáp.
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra, không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?
-- Không phải vậy, này Kassapa. Thế Tôn đáp.
-- Thưa Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?
-- Này Kassapa, không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa.
-- Như vậy, Tôn giả Gotama không biết, không thấy khổ.
-- Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ.
-- Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải tự mình làm ra", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, khổ có phải do tự mình làm ra và do người khác làm ra?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không do tự mình làm ra và không do người khác làm ra, khổ do tự nhiên sanh?", Ngài trả lời: "Không phải vậy, này Kassapa". Ðược hỏi: "Tôn giả Gotama, có phải khổ không có?", Ngài trả lời: "Không phải khổ không có. Khổ có, này Kassapa". Ðược hỏi: "Như vậy Tôn giả Gotama, không biết, không thấy khổ?", Ngài trả lời: "Này Kassapa, không phải Ta không biết, không thấy khổ. Này Kassapa, Ta biết khổ, này Kassapa, Ta thấy khổ". Bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy nói lên cho con về khổ, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết cho con về khổ.
-- Một người làm và chính người làm ấy cảm thọ (kết quả). Này Kassapa, như Ông gọi ban đầu "khổ do tự mình làm ra", như vậy có nghĩa là thường kiến.
Một người khác làm và một người khác cảm thọ. Này Kassapa, như vậy đối với người bị cảm thọ, được xảy ra như: "Khổ do người khác làm ra", như vậy có nghĩa là đoạn kiến.
Này Kassapa, từ bỏ hai cực đoan ấy, Như Lai thuyết pháp theo con đường trung đạo: Vô minh duyên hành, hành duyên thức... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này tập khởi. Nhưng do ly tham và đoạn diệt hoàn toàn vô minh, các hành diệt. Do các hành diệt nên thức diệt... (như trên)... Như vậy là toàn bộ khổ uẩn này đoạn diệt.
Khi được nghe nói vậy, lõa thể Kassapa bạch Thế Tôn:
-- Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Thật vi diệu thay, bạch Thế Tôn! Bạch Thế Tôn, như người dựng đứng lại những gì bị quăng ngã xuống, phơi bày ra những gì bị che kín, chỉ đường cho kẻ lạc hướng, đem đèn sáng vào trong bóng tối để những ai có mắt có thể thấy sắc. Cũng vậy, Chánh pháp đã được Thế Tôn dùng nhiều phương tiện trình bày, giải thích. Và nay con xin quy y Thế Tôn, quy y Pháp, quy y chúng Tỷ-kheo. Bạch Thế Tôn, con xin xuất gia với Thế Tôn, con xin thọ đại giới.
-- Này Kassapa, ai trước kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, nếu chúng Tăng đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo. Nhưng Ta nhận thấy cá tánh con người sai biệt nhau.
-- Bạch Thế Tôn, nếu những người xưa kia là ngoại đạo nay muốn xuất gia, muốn thọ đại giới trong Pháp và Luật này, phải sống bốn tháng biệt trú; sau khi sống bốn tháng biệt trú, chúng Tăng nếu đồng ý sẽ cho xuất gia, cho thọ đại giới, thời con sẽ xin sống biệt trú bốn năm, sau khi sống biệt trú bốn năm nếu chúng Tăng đồng ý, mong chúng Tăng cho con xuất gia, cho con thọ đại giới để thành vị Tỷ-kheo.
Và lõa thể Kassapa được xuất gia với Thế Tôn và được thọ đại giới.
Thọ đại giới không bao lâu, Tôn giả Kassapa ở một mình, an tịnh, không phóng dật, sống nhiệt tâm, tinh cần. Và không bao lâu vị này chứng được mục đích tối cao mà con cháu các lương gia đã xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình hướng đến; đó là vô thượng cứu cánh Phạm hạnh ngay trong đời sống hiện tại, tự mình với thắng trí, chứng ngộ, chứng đạt và an trú. Vị này chứng tri: "Sanh đã tận. Phạm hạnh đã thành, những gì nên làm đã làm, không còn trở lại trạng thái này nữa".
Và Tôn giả Kassapa trở thành một vị A-la-hán nữa.
(Tương Ưng Kinh II)
("How is it, Master Gotama, is suffering created by oneself?"
"Not so, Kassapa," the Blessed One said.
"Then, Master Gotama, is suffering created by another?"
"Not so, Kassapa," the Blessed One said.
"How is it then, Master Gotama, is suffering created both by oneself and by another?"
"Not so, Kassapa," the Blessed One said.
"Then, Master Gotama, has suffering arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another?"
"Not so, Kassapa," the Blessed One said.
"How is it then, Master Gotama, is there no suffering?"
"It is not that there is no suffering, Kassapa; there is suffering."
"Then is it that Master Gotama does not know and see suffering?"
"It is not that I do not know and see suffering, Kassapa. I know suffering, I see suffering."
"When you are asked: 'How is it, Master Gotama, is suffering created by oneself?' you say: 'Not so, Kassapa.' When you are asked: 'Then, Master Gotama, is suffering created by another?'... 'Is suffering created both by oneself and by another?'... 'Has suffering arisen fortuitously, being created neither by oneself nor by another?' you say: 'Not so, Kassapa.' When you are asked: 'How is it then, Master Gotama, is there no suffering?' you say: 'It is not that there is no suffering, Kassapa; there is suffering.' When asked: 'Then is it that Master Gotama does not know and see suffering?' you say: 'It is not that I do not know and see suffering, Kassapa. I know suffering, I see suffering.' Venerable sir, let the Blessed One explain suffering to me. Let the Blessed One teach me about suffering."
"Kassapa, (if one thinks,) 'The one who acts is the same as the one who experiences (the result),' (then one asserts) with reference to one existing from the beginning: 'Suffering is created by oneself.' When one asserts thus, this amounts to eternalism. But, Kassapa, (if one thinks,) 'The one who acts is one, the one who experiences (the result) is another,' (then one asserts) with reference to one stricken by feeling: 'Suffering is created by another.' When one asserts thus, this amounts to annihilationism. Without veering towards either of these extremes, the Tathagata teaches the Dhamma by the middle: 'With ignorance as condition, volitional constructions (come to be); with volitional constructions as condition, consciousness.... Such is the origin of this whole mass of suffering. But with the remainderless fading away and cessation of ignorance comes cessation of volitional constructions; with the cessation of volitional constructions, cessation of consciousness.... Such is the cessation of this whole mass of suffering."
When this was said, the naked ascetic Kassapa said to the Blessed One:
"Magnificent, venerable sir! Magnificent, venerable sir! The Dhamma has been made clear in many ways by the Blessed One, as though he were turning upright what had been turned upside down, revealing what was hidden, showing the way to one who was lost, or holding up a lamp in the dark for those with eyesight to see forms. I go for refuge to the Blessed One, and to the Dhamma, and to the Bhikkhu Sangha. May I receive the going forth under the Blessed One, may I receive the higher ordination?"
"Kassapa, one who formerly belonged to another sect and desires the going forth and the higher ordination in this Dhamma and Discipline lives on probation for four months. At the end of four months, if the bhikkhus are satisfied with him, they give him the going forth and the higher ordination to the state of a bhikkhu. But individual differences are recognized by me."
"If, venerable sir, one who formerly belonged to another sect and desires the going forth and the higher ordination in this Dhamma and Discipline lives on probation for four months, and if at the end of the four months the bhikkhus, being satisfied with him, give him the going forth and the higher ordination to the state of a bhikkhu, then I will live on probation for four years. At the end of the four years, if the bhikkhus are satisfied with me, let them give me the going forth and the higher ordination to the state of a bhikkhu.")
(S.ii,17)
30-09-2021 - 1216 lượt xem