67. [Câu Hỏi 1] Niết Bàn có phải là phi hữu (không hiện hữu) bởi vì nó không thể hiểu được, giống như sừng thỏ?
[Trả lời] Không phải như vậy, bởi vì Niết Bàn có thể hiểu được bằng phương tiện [thích hợp]. Vì nó có thể hiểu được [bởi một số người, hay bởi các bậc thánh] bằng phương tiện [thích hợp], nói khác hơn, bằng đạo lộ thích hợp với nó, [đó là đạo lộ của giới, định, và tuệ]; nó giống như tâm siêu thế của những người khác, [vốn chỉ có thể hiểu được bởi một số bậc thánh] bằng trí thể nhập vào tâm của người khác (tức bằng tha tâm trí). Vì thế không nên nói rằng Niết Bàn là phi hữu vì không thể hiểu được; vì không nên nói rằng những gì người ngu không hiểu là (cái đó) không thể hiểu được.
68. Lại nữa, không nên nói rằng Niết Bàn không hiện hữu. Tại sao không? Bởi vì điều đó có nghĩa rằng đạo lộ (con đường tu tập) sẽ là vô ích. Vì nếu Niết Bàn là phi hữu, thời sự tình sẽ xảy ra rằng chánh đạo, bao gồm ba uẩn bắt đầu với giới và được dẫn đầu bằng chánh trí, sẽ là vô ích. Và nó không vô ích bởi vì nó đạt đến Niết Bàn.
27-03-2022 - 802 lượt xem