Địa chỉ: Khu 2, ấp 4, Xã Tóc Tiên, Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hotline: 0907 249 746

Điều Gì Xảy Ra Đói Với Đức Như Lai Sau Khi Chết

Điều gì xảy ra đối với Như Lai —Tathāgata, Sau Khi Chết
Điều gì xảy ra đối với Như Lai —Tathāgata (Như lai ở đây cần hiểu theo nghĩa của một người đã chứng đắc Niết-bàn, chứ không phải danh xưng của Đức Phật) sau khi chết?
Một lần nữa, Đức Phật đã đưa ra câu trả lời của Ngài mà không dùng đến bất kỳ một loại thực thể tinh thần nào như là cái ngã — atta. Về cơ bản, Đức Phật trả lời rằng không ngôn từ nào có thể mô tả được những gì xảy ra đối với một bậc Như lai sau khi chết: “Như Lai đã đoạn trừ sắc (pháp) qua đó một người mô tả Như Lai có thể mô tả được; sắc pháp ấy đã được Như lai đoạn diệt, cắt đứt tận gốc rễ, làm cho giống như một thân cây tala, thoát khỏi nó hoàn toàn để không còn phải tái sanh trong tương lai. Như Lai đã giải thoát khỏi những gì gọi là sắc pháp v.v…, là thâm sâu, vô lượng, giống như đại dương khó dò được đến đáy, Thật không thích hợp (trong trường hợp này) để nói rằng vị ấy có tái sanh hay không tái sanh, hay tái sanh và không tái sanh, hay không tái sanh và không không tái sanh.” Rồi Ngài tiếp tục nói, sau khi đã được hỏi thêm: “Thâm sâu là giáo pháp này, khó thấy, khó hiểu, an tịnh, thù thắng, vượt ngoài lĩnh vực lý luận, vi tế, chỉ bậc trí mới có thể hiểu được.” Như vậy Niết-bàn, Thánh Đế Tuyệt-đối, sự dập tắt của mọi tương tục và trở thành, cái “không sanh, không tập khởi, không tạo ra, không tạo thành”. Thực tại, được xác nhận không nhắc đến atta. Cũng vậy, bậc Alahán chứng đắc Niết-bàn nhờ một ánh chớp trí tuệ hủy diệt vĩnh viễn mọi ảo tưởng về sự hiện hữu của tự ngã—atta. Tôi sẽ kết luận phần này với những lời đã được khéo viết của Trưởng lão Nyanatiloka:
Không thể xem là Đạo Phật đã nhấn mạnh quá dứt khoát và quá thường đến sự kiện (vô ngã), điều mà vốn chẳng những quan trọng đối với việc thực chứng Niết-bàn, mà còn cả đối với sự hiểu biết trên phương diện lý thuyết về nó, đó là một điều kiện mở đầu và không thể thiếu để hiểu biết đầy đủ về anattā, tính vô ngã và không chắc thực của mọi hình thức hiện hữu. Không có một sự hiểu biết như vậy, nhất thiết người ta sẽ có một ý niệm sai lầm về Niết-bàn — theo những kiến thức hoặc vật chất chủ nghĩa hoặc siêu hình trừu tượng của họ — hay (hiểu Niết-bàn) như sự hủy diệt của một cái ngã, hoặc như một trạng thái vĩnh hằng của hiện hữu trong đó cái tôi hay cái ngã đi vào hay hợp nhất với nó. Chính vì thế mới nói:
“Chỉ có khổ, song không có người thọ khổ (được thấy);
Có nghiệp, song không người tạo nghiệp;
Có Niết-bàn, song không có người nhập (Niết-bàn);
Có Đạo lộ, song không thấy người bước đi.”
TK Pháp thông dịch

26-11-2021 - 947 lượt xem

back-to-top.png