Địa chỉ: Khu 2, ấp 4, Xã Tóc Tiên, Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hotline: 0907 249 746

Giảng Giải KINH THỪA TỰ PHÁP

 

 

Giới Thiệu

 

⇒ Nhấn vào đây để đọc Giảng giải KINH THỪA TỰ PHÁP

 

Bài Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta) này được thiền sư Mahāsī Sayādaw thuyết giảng nhân kỷ niệm ngày Đại Lễ Rằm Tháng Giêng (Ovāda và Pūja) năm 1970 và nó cũng được giảng lại trong một dịp lễ tương tự vào năm sau. Sự việc ngài Mahāsī Sayādaw thuyết cùng một bài pháp trong hai lần khiến ta chắc chắn về tầm quan trọng của bài kinh.

 

Thực vậy, Kinh Thừa Tự Pháp (Dhammadāyāda Sutta) là một lời dạy hết sức quan trọng của Đức Phật đáng được những người có lòng tôn trọng Phật Pháp lưu tâm một cách nghiêm túc. Vì cốt lõi của bài kinh Đức Phật khuyên các đệ tử của ngài nên tránh theo đuổi tài sản vật chất và hãy tìm kiếm sự thừa tự pháp qua việc thực hành Bát Chánh Đạo. Bức thông điệp của bài kinh này phù hợp với những lời dạy căn bản của Đức Phật.

 

Theo quan điểm của đạo Phật thì nhân căn để của khổ là tham ái, vì vậy nếu chúng ta muốn thành tựu sự giải thoát, nhất thiết chúng ta phải vượt qua tham ái cho đến mức cao nhất có thể. Lời dạy này đặc biệt liên quan đến các vị tỳ-kheo đệ tử Phật được cho là đã quyết lòng hướng đến Niết-bàn — giải thoát khỏi mọi khổ đau. Đức Phật thành lập Tăng Đoàn (Saṇghā) như một cộng đồng của những người nam và người nữ tìm kiếm sự bình yên nội tại và giải thoát bằng Vô Tham. Lối sống của các vị tỳ-kheo được dựa trên lý tưởng về sự vô tham vốn rất quen thuộc với những người nghiên cứu Luật Tạng (Vinaya Piṭaka), một bộ phận của Tam Tạng Pāḷi đề cập đến những điều luật dành cho các vị tỳ-kheo đệ tử Phật.

 

Vị tỳ-kheo được trông đợi sẽ chia xẻ những vật thực xin ăn hàng ngày với các vị tỳ-kheo khác. Đức Phật dạy, “Cho dù đó là một chút đồ ăn cuối của vị ấy, cho dù đó là miếng ăn cuối của vị ấy, một vị tỳ-kheo cũng không thọ hưởng nó mà không chia xẻ, nếu có người thọ nhận (nó).” (Udāna). Sự tích trữ vật thực bị cấm và việc sở hữu những tài sản khác hơn những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống (tứ vật dụng) cũng vậy. Theo Luật Tạng những món tài sản đặc biệt như Trú Xứ (cốc liêu, chùa chiền, thiền viện), giường nằm, ghế ngồi, bình hay chậu đựng nước, dụng cụ nấu ăn, v.v… thuộc về Tăng và không thể đem cho một cá nhân như một món quà hay chia chác.

 

Trong tất cả những đối tượng của lòng tham cám dỗ nhất vẫn là vàng, một kim loại từng nô dịch hóa nhiều người. Tất nhiên, vị tỳ-kheo bị cấm sở hữu vàng bạc một cách nghiêm ngặt và Luật Tạng còn có những hướng dẫn cụ thể cách xử lý những trường hợp vi phạm này. Nếu một vị tỳ-kheo có bất kỳ một miếng vàng hay bạc nào, vị ấy được đòi hỏi phải thú tội trước tăng chúng và xả bỏ nó. Vật xả bỏ khi ấy được trao cho một người cận sự nam (upāsakā) và người này có thể quăng nó đi hoặc (dùng nó) để mua cho các vị tỳ-kheo những gì họ được phép nhận. Đương nhiên các vị tỳ-kheo đều có thể hưởng (những gì người cận sự nam này mua) ngoại trừ vị tỳ-kheo phạm tội. Nếu không có người cận sự nam nào để nhận món vàng bạc ấy, một vị tỳ-kheo đáng tin cậy sẽ được chính thức chỉ định để quăng nó đi. Vị tỳ-kheo này phải quăng sao để thấy rằng nơi vật ấy nằm không thể bị nhận ra bằng bất kỳ dấu hiệu nào.

...

 

⇒ Nhấn vào đây để đọc Giảng giải KINH THỪA TỰ PHÁP

13-06-2019 - 4144 lượt xem

back-to-top.png