Địa chỉ: Khu 2, ấp 4, Xã Tóc Tiên, Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu. Hotline: 0907 249 746

TRẠCH PHÁP

 

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa

*******

 

TỰA

 

⇒ Nhấn vào đây để đọc TRẠCH PHÁP

 

 

Chúng ta được sinh ra trong cuộc đời này ở một giai đoạn rất đáng lưu ý, một trong những giai đoạn ngắn ngủi khi mà những lời dạy của Đức Phật còn tồn tại trên thế gian. Những lời dạy đó là Bát Thánh Đạo — giới, định và tuệ, đặc biệt là kỹ thuật thiền Minh Sát (Vipassana) nhờ đó chúng ta có thể tu tập tâm để thấy được bản chất tối hậu của các pháp thế gian, tính chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngã của chúng. Với sự phát triển của trí tuệ xả ly này, tâm chúng ta dần dần mất đi những căng thẳng, thống khổ và dục vọng, và nhờ vậy phát triển được sự bình yên và hạnh phúc chơn thực.

 

Bài viết này được viết bằng tất cả sự khiêm tốn của một người mới vừa bước trên Đạo Lộ, trong tinh thần “ehipassiko” (đến để thấy), đặc tính của Pháp (Dhamma) vốn mời mọi người đến để thấy và thử nghiệm nó. Tất nhiên vẫn còn một đoạn đường dài phải đi, nhưng bất cứ những gì Đạo Lộ này dẫn đến không có gì phải hoài nghi cả và vì thế bài viết này, xem như một sự biểu lộ của ước muốn chân thành trong tâm, nhằm khuyến khích, thúc giục mọi người hãy tự mình gánh vác công việc diệt trừ vô minh và ái dục vô cùng lợi ích này đế đoạn tận mọi khổ đau.

 

Susan Elbaum Jootla

Dalhouse

 

GIỚI THIỆU

 

Tất cả những lời dạy của Đức Phật chỉ có một mục đích duy nhất — diệt trừ mọi khổ đau, sầu muộn, bất hạnh, và thống khổ. Mọi hình thức thiền mà Đức Phật giải thích đều được hoạch định nhằm rèn luyện cho tâm của người học Phật trở nên xả ly, buông bỏ các pháp (hiện tượng) thế gian, cả bên trong cũng như bên ngoài bản thân họ. Đây là mục đích của thiền Phật giáo bởi vì sự xả ly là đối nghịch của tham ái (taṇhā) và chính tham ái này là nguồn gốc của mọi loại khổ đau mà các hữu tình chúng sinh phải nếm trải trong cuộc đời. Do không hiểu biết về bản chất thực của các pháp thế gian mà tham ái này đã ăn rễ sâu xa trong tâm của chúng ta. Vì thế, vipassana hay kỹ thuật thiền minh sát của Đức Phật đã được hoạch định để cho chúng ta khả năng chọc thủng vào những ảo tưởng về bản chất của thực tại, những ảo tưởng vốn tồn tại lâu đời do sự nhận thức không đúng của chúng ta về thế gian và về chính bản thân chúng ta. Chúng ta phải có được sự hiểu biết sâu sắc về tính chất vô thường, bất toại nguyện và vô ngã của các pháp hữu vi (các hiện tượng do điều kiện tạo thành), về mọi hiện tượng tâm và vật lý (danh & sắc), vốn là kết quả của một số nhân nào đó. Tuệ giác thường được quan niệm như một kinh nghiệm diệu kỳ chỉ xảy ra một cách bất ngờ và lập tức làm cho mọi thứ sáng tỏ rõ ràng. Tuy nhiên, nhìn chung thì tuệ giác được phát triển từ từ và theo tuần tự qua tiến trình chiêm quan , thẩm sát và phân tích các hiện tượng một cách cẩn thận cho đến khi bản chất tối hậu nằm đằng sau sự thực chế định và có vẻ như thật của chúng được nhận thức một cách tách bạch và chắc chắn. Tiến trình này trong Pāḷi gọi là Dhammavicaya (trạch pháp hay thẩm sát pháp) và cũng liên quan mật thiết với yoniso-manasikāra (như lý tác ý hay khéo tác ý) mà chúng ta sẽ khảo sát ở đây. Đại Trưởng-lão Ledi (Miến Điện) trong cuốn Bodhipakkhiya Dīpani (Tường Giải Ba Mươi Bảy Pháp Trợ Giác Ngộ) xác định dhammavicaya — trạch pháp, là đồng nhất với trí tuệ (paññā) và chánh kiến (sammādiṭṭhi) và mô tả tiến trình trạch pháp với ví dụ: “Cũng như những hạt bông được người ta đem ra cán và chải, v. v…để tạo ra sợi vải như thế nào, tiến trình quan sát tới lui nhiều lần năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành và thức) với những chức năng của minh sát trí (vipassanā ñāṇa) còn được gọi là “Dhammavicaya”—trạch pháp, cũng như thế ấy. Trước tiên những chủ đề phải được thẩm sát (nghiên cứu tỉ mỉ), hay những nội dung của sự thẩm sát để có trí tuệ đưa đến giải thoát, phải được xem xét. Kế đó vai trò của trạch pháp (dhammavicaya) đặc biệt như một phần của thiền minh sát (vipassana) sẽ được bàn luận. Tiếp theo sẽ bàn đến vai trò của như lý tác ý trong việc ngăn sự khởi sanh của các chướng ngại tâm lý hay các triền cái có thể cản trở sự tiến bộ trong thiền và (như lý tác ý) còn được xem như một trong những yếu tố căn bản dẫn đến sự tăng trưởng của trí tuệ. Cuối cùng phương pháp sử dụng trạch pháp với các Chi Phần Giác Ngộ khác và với các yếu tố của Bát Thánh Đạo sẽ được trình bày. Một cái tâm khéo-tu tập, khéo-kiểm soát là một khí cụ mạnh mẽ có khả năng xem xét đầy đủ về mọi vấn đề một cách hợp lý và hiểu rõ những sự thực tối hậu của hiện hữu. Nhờ phát triển khả năng thẩm sát một cách khách quan và thấu suốt của tâm, chúng ta đang làm việc để tự giải thoát mình ra khỏi vô minh, và như vậy cũng thoát khỏi mọi tham ái và khổ đau như kết quả của nó.

 

⇒ Nhấn vào đây để đọc TRẠCH PHÁP

21-04-2017 - 2771 lượt xem

back-to-top.png